Tình trạng lạm phát tăng đã tăng áp lực đối với các chính quyền trên
khắp Châu Á, giữa lúc người dân giận dữ phản đối việc giá cả lương
thực- thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt, trong khi các chính khách bất
đồng ý kiến với nhau về cách làm thế nào để đối phó với những hạn chế
tài chánh mới. Từ Hong Kong thông tín viên Naomi Martig của đài VOA gửi
về bài tường trình chi tiết sau đây.
Ấn Độ, Indonesia, Malaysia,
Thái Lan và Nam Triều Tiên là một trong số các nước Châu Á nơi người
dân phẫn nộ vì giá cả nhiên liệu và thực phẩm gia tăng, tuyên bố đã đến
lúc họ không còn chịu đựng được nữa. Các cuộc biểu tình đã gia tăng
cường độ trong tháng qua, trong khi những người biểu tình phong tỏa
đường sá và trong một số trường hợp, làm gián đoạn các đường tiếp tế
nhiên liệu và lương thực.
Giới chính khách tại rất nhiều nước
cũng đang chật vật xoay sở để đối phó với lạm phát. Giá cả tăng đã buộc
các chính quyền trên khắp khu vực cắt giảm trợ cấp về nhiên liệu mà họ
đã cung cấp từ lâu.
Ông Mark Thirlwell, giám đốc chương trình
kinh tế quốc tế tại Viện Nghiên Cứu Chính Sách Quốc Tế Lowy ở
Australia, nói những cắt giảm trợ cấp chắc chắn sẽ xảy ra trong tình
hình giá dầu giữ giá ở mức hơn 130 đola một thùng.
Ông
Thirwell nói: "Phản ứng đầu tiên của họ trong nhiều trường hợp là dùng
trợ cấp để xoa dịu tác động của giá nhiên liệu và thực phẩm cao. Tuy
nhiên, nếu tình hình này kéo dài lâu hơn, và lâu hơn nữa như chúng ta
đã chứng kiến giá đấu thầu ngày càng cao đối với các sản phẩm này, thì
gánh nặng tài chánh ngày càng trở nên nặng nề hơn trong mọi trường hợp."
Vấn
đề đối với rất nhiều chính phủ khu vực là về phần lớn lạm phát là một
vấn đè toàn cầu, chứ không hạn chế trong địa phương. Nhu cầu dầu hỏa
cao trên thế giới, trong khi nguồn cung gặp nhiều tắc nghẽn và chính
sách tiền tệ quốc tế, tất cả đều đẩy cao giá dầu. Giá lương thực, thực
phẩm cũng tăng vọt vì cung không đáp ứng được số cầu.
Điều đó có
nghĩa là các chính quyền không được rộng tay xoay sở, và tại các nước
vẫn trợ cấp nhiên liệu và thực phẩm cho các công dân của mình, gánh
nặng của ngân sách nhà nước ngày càng tăng, buộc giới lãnh đạo phải ra
tay hành động, như cắt trợ cấp, tăng thuế, hoặc chấp nhận tình trạng
thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.
Một trường hợp điển hình là
tại Malaysia, lãnh đạo chính phủ mới đây đã tăng giá xăng dầu lên 41%
sau khi phải chi ra một ngân khoản lên tới 17 tỉ đôla để tài trợ
cáckhoản trợ cấp nhiên liệu. Tại một quốc gia vốn vẫn quen tiêu thụ
xăng dầu giá rẻ nhờ trợ cấp, thì các cuộc phản đối đã nhanh chóng bùng
nổ.
Tại Ấn Độ, các chính khách đang dồn nỗ lực tuyệt vọng để
kiềm chế lạm phát, hiện nay đang ở mức cao kỷ lục so với 7 năm qua. Nếu
các nỗ lực này thất bại, thì điều có phần chắc sẽ xảy ra là giới cử tri
sẽ dùng lá phiếu để nói lên nỗi bất bình của họ đối với giới lãnh đạo
trong các cuộc tổng tuyển cử năm tới. Ông Thirwell nói các nhà lãnh đạo
chính phủ tại Ấn Độ đang lâm vào một tình trạng vô cùng khó xử.
Ông
Thirwell nói các chính quyền đã cắt trợ cấp cho dân, hoặc không có căn
bản tài chánh đủ vững để có thể gánh thêm gánh nặng tài chánh do lạm
phát gây ra, là những nước sẽ gặp sự phản đối mạnh mẽ nhất của dân
chúng, và sẽ gặp nguy cơ cao nhất xảy ra xáo trộn chính trị.
Ông
Thirwell nhận định: "Một mặt thì những áp lực tài chánh cho thấy là khả
năng giảm thiểu hay cung cấp trợ cấp, hay cải thiện giá cả chỉ hạn chế,
mặt khác chúng ta biết rằng sẽ phải trả một cái giá chính trị thực sự,
nếu để nạn lạm phát vượt ra ngoài tầm kiểm soát bởi vì giới cử tri sẽ
trừng phạt chúng ta về sự thể này."
Ông Robert Broadfoot thuộc
Tổ Chức Tham Vấn Rủi Ro Kinh Tế và Chính Trị tại Hong Kong nói rằng
nhiều chính quyền đang phạm một số sai lầm trong việc đối phó với lạm
phát, và những quan tâm của công chúng.
Ông Broadfoot giải
thích: "Tại Ấn Độ đang sắp sửa có bầu cử và các thành viên của đảng
đương quyền không muốn thấy xảy ra điều gì có thể làm họ mất phiếu,
điều đó có nghĩa là đừng cắt bỏ trợ cấp. Thế cho nên các chính khách
đang phạm một số sai lầm vào một thời điểm bất thuận lợi nhất."
Ông
Broadfoot nói theo dự kiến số tiền mà chính phủ Aán Độ phải chi ra cho
các khoản trợ cấp nhiên liệu có thể lên đến gần 60 tỉ đola trong năm
nay, bởi vì giá bán lẻ được duy trì ở mức thấp hơn xa, so với tổn phí
của dầu hỏa. Ông nói thêm rằng xét dân chúng Ấn Độ đã xuống đường phản
đối giá cả gia tăng, chính phủ Ấn Độ phải dự trù là sẽ còn nhiều căng
thẳng nữa, nếu họ bị buộc phải cắt giảm trợ cấp thêm một đợt nữa.
Giá
cả nhiên liệu và thực phẩm tăng vọt cũng đã có tác động đến các nền
kinh tế đã phát triển như ở Hong Kong, nơi nhiều tổ chhùc đang đòi hỏi
chính quyền Hong Kong phải giữ giá ở mức cố định, hoặc phải giảm thuế.
Tại Nam Triều Tiên, các tài xế xe vận tải đã phong tỏa các đường xá để
nói lên những sự bực bội của họ về già nhiên liệu tiếp tục tăng cao,
trong khi lợi tức được duy trì ở mức thấp.
Một số quốc gia ứng
phó với nạn lạm phát hữu hiệu hơn các nước khác. Ông Broadfoot nói
Indonesia nên được ca ngợi, mặc dù tại đây cũng có một số cuộc biểu
tình diễn ra mới đây để phản đối quyết định cắt trợ cấp nhiên liệu.
Ông
Broadfoot nói: "Tổng Thống Indonesia đương nhiệm đang đưa ra những
quyết định vô cùng khó khăn, chẳng hạn cắt trợ cấp về nhiên liệu, và
ông Yudhoyono đã thực hiện được điều đó một cách như thế nào để dân
chúng dễ dàng chấp nhận hơn. Ông cấp cho thành phần nghèo ở Indonesia
một số khoản tiền mặt, làm như thế đã tạo điều kiện dễ dãi hơn cho
người dân. Vì vậy biểu tình có xảy ra, nhưng không ở quy mô có thể lật
đổ chính phủ."
Indonesia đã tăng giá nhiên liệu bán lẻ lên 30%
hồi tháng trước. Rất nhiều người, kể cả giới lãnh đạo chính phủ, đều hy
vọng rằng tình hình sẽ sắp sửa cải thiện. Thế nhưng ông Thirlwell, như
nhiều nhà phân tích khác, đã khuyến cáo chớ nên trông đợi lạm phát sẽ
chậm lại.
Ông Thirwell nói: "Về lâu về dài, giá cả cao sẽ tác
động đến mức cung, và chúng ta sẽ thấy giá cả rất cao hiện nay giảm bớt
đôi chút*. Nhưng còn vô số những nghi vấn được đặt ra trong trường hợp
có bất cứ sự gián đoạn nào đối với mức cung, bất cứ câu hỏi nào về mức
cung, hơn là thấy giá cả giảm đôi chút rồi sau đó có nguy cơ giá cả lại
tăng vọt thêm một lần nữa."
Một số các nước Châu Á, kể cả Ấn Độ
và Indonesia, sẽ tổ chức bầu cử trong năm tới. Phương cách mà mỗi nước
giải quyết nạn lạm phát sẽ tác động đến các chiến dịch vận động tranh
cử. Được công chúng ủng hộ rộng rãi thường là ưu tiên hàng đầu của các
vị dân cử. Nhưng nhiều nhà kinh tế và giới phân tích chính trị khuyến
cáo rằng muốn được sự ủng hộ đó, các chính khách sẽ phải trả một cái
giá cao hơn là một số nước có khả năng để gánh chịu.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1