Đường dẫn truy cập

Ban Nhạc Steely Dan


Steely Dan là tên của một ban nhạc với hai nhạc sĩ chính là Donald Fagen và Walter Becker, được xem là bậc thầy thể nhạc Jazz Fusion rất nổi tiếng từ thập niên 1970 đến nay. Steely Dan phát hành 9 đĩa hát bán trên 30 triệu đĩa khắp thế giới.

Thể nhạc Jazz Fusion của Steely Dan được xem là rất phức tạp, phối hợp giai điệu, tiết điệu cùng với ca từ rất khó hiểu, hai nhạc sĩ Walter Becker và Donald Fagen rất khó tính trong cách thu âm và phối khí, nên nhạc của họ được các nhạc sĩ nổi tiếng ở Hoa Kỳ rất nể phục. Nhóm thành lập từ năm 1970, ngay khi vừa ra đời đã nhận được sự yêu thích của giới thưởng ngoạn và khởi sự lưu diễn từ năm 1972 đến 1974. Nhưng kể từ năm 1975 trở đi nhóm chỉ tập trung trong phòng thu.

Donald Fagen và Walter Becker gặp nhau năm 1967 trong lúc học đại học nghệ thuật Bard College ở New York, một trong những trường nghệ thuật nổi tiếng nhất nước Mỹ. Vừa gặp nhau đã hợp nhau vì cả hai cùng chơi đàn. Năm 1969, cả hai tốt nghiệp đại học và dời sang thành phố Brooklyn tiếp tục nghiệp âm nhạc. Năm 1970 một trong thành viên của nhóm là Gary Katz dời sang Los Angeles làm việc cho hãng ABC và trở thành nhà sản xuất của hãng đĩa ABC. Katz mời Fagen và Becker sang làm việc chung để viết nhạc cho hãng đĩa. Tuy hiện giai điệu và tiết tấu của cả hai rất khó để phổ biến cho các ca sĩ khác nên cuối cùng ABC chọn để thu âm cả hai cho các đĩa hát thay vì chỉ viết nhạc không thôi. Năm 1972 ban nhạc với 6 nhạc sĩ lấy tên là Steely Dan và phát hành đĩa hát đầu tay mang tựa đề Can’t buy a thrill, không thể mua sự thích thú được. Bài hát Do It Again đã nhảy lên đầu bảng xếp hạng vì tiết tấu rất độc đáo đến hôm nay nhiều đài phát thanh Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phát bài hát này và được xem là bài hát kinh điển của Steely Dan. Đây là bài hát được giới trẻ Việt Nam trước năm 1975 rất yêu thích

DO IT AGAIN

Nhạc phẩm Do It Again, làm lại lần nữa của ban nhạc Steely Dan trích từ đĩa hát Can’t Buy a Thrill phát hành năm 1972. Đây là lúc mấy thu âm điện tử còn trong thời kỳ phát triển, tương tự như nhiều đĩa hát của các nhạc sĩ Hoa Kỳ, âm thanh của những bài hát này đạt được tiêu chuẩn nghệ thuật rất cao. Đến năm 1973, Steely Dan phát hành đĩa hát thứ nhì đặt tên rất lạ là Countdown to Ecstasy, tuy nhiên không thành công như đĩa đầu tiên. Một trong những giọng ca chính của nhóm là Donald Fagen nhưng anh lại không tin tưởng nhiều vào giọng hát của mình, điều này cũng giải thích nguyên do tại sao Steely Dan đã tập trung vào việc thu âm hơn là trình diễn. Năm 1974 nhóm phát hành đĩa hát thứ ba mang tên Pretzel Logic, trong đĩa này có bài hát Rikki Don’t Lose That Number đã nhảy lên đầu bảng xếp hạng và là bài hát thứ hai bán chạy nhất của nhóm. Bài hát Rikki Don’t Lose That Number thể hiện khả năng viết nhạc rất phức tạp của nhóm, phối hợp giữa giai điệu Jazz với tiết điệu Pop nên dễ nghe hơn các loại nhạc Jazz thuần túy.

RIKKI DON’T LOSE THAT NUMBER

Nhạc phẩm Rikki Don’t Lose That Number, của Steely Dan phát hành năm 1974, ở Sài gòn ngày trước, đi đến vũ trường nào cũng nghe bài hát này vang rền, và tại Hoa Kỳ đến nay vẫn tiếp tục được yêu thích. Đến năm 1975, ban nhạc phát hành đĩa hát thứ 4 mang tên Katy Lied với bài hát được xếp vào bảng vàng “Blac Friday” Ngày thứ Sáu Đen. Tuy nhiên cả hai Fagen và Becker đều không thích âm thanh của đĩa hát này sau khi được phối khí, thậm chí cả hai cũng không hề nghe lại và đã xin lỗi trước công chúng. Thật ra đối với đôi tai của người thường, không ai nhận ra sự yếu kém của âm thanh đĩa hát này, nhưng Fagen và Becker nổi tiếng là người hoàn toàn nên không để lọt ra bất cứ sơ hở nào, họ đổ lỗi cho một chiếc máy lọc âm thanh đã làm âm thanh chung của đĩa hát không hay như những đĩa khác. Chúng ta hãy cùng nghe nhạc phẩm Thứ Sáu Đen để thử tìm ra sơ hở này hay không

BLACK FRIDAY

Nhạc phẩm Thứ Sáu Đen trích từ đĩa hát thứ Tư của nhóm Steely Dan. Khả năng sáng tác của cả hai Fagen và Becker được xem là rất dồi dào vì thế họ liên tục phát hành đĩa mới vào mỗi năm. Đến năm 1976, nhóm phát hành đĩa hát thứ Năm mang tên The Royal Scam, tiếp tục với tiết điệu rất đặc biệt được gọi là Jazz Fusion, một thể loại Jazz biến thể làm nền cho những sáng tác của nhóm Steely Dan. Bài hát Kid Charlemagne là thí dụ điển hình của thể nhạc Jazz Fusion với điệu trống rất rập rềnh theo nhịp chỏi cùng với phần solo guitar độc đáo của Larry Carlton

KID CHARLEMAGNE

Nhạc phẩm Kid Charlemagne trích từ đĩa hát thứ năm của nhóm mang tên The Royal Scam. Một năm sau, Steely Dan lại cho ra đời đĩa hát thứ Sáu mang tên Aja, và trở thành đĩa nhựa đầu tiên của nước Mỹ bán trên một triệu đĩa và xếp hạng Platinum hay vàng trắng. Một điểm đáng lưu ý là đa số các đĩa hát này đều chỉ do hai nhạc sĩ Fagen và Becker thực hiện, họ viết nhạc và mời các nhạc sĩ khác đến thu âm một lúc. Cả hai Fagen và Becker đều không thích lưu diễn và chỉ quen làm việc trong phòng thu âm nên mặc dù gọi là ban nhạc nhưng thực ra chỉ có hai người chính là Fagen và Becker. Bài hát Peg đầu tiên trong đĩa Aja đã được xếp đầu bảng. Tuy nhiên nhiều người rất yêu thích bài Josie, một trong các bài hát được thu âm công phu nhất vì ý thích sự toàn hảo của cả hai Fagen và Becker. Họ phải làm việc rất cực nhọc để sản xuất được một bài hát. Đĩa hát của Steely Dan đã được xếp vào hàng kinh điển và giáo khoa dành cho các học sinh theo đuổi âm nhạc phải nghe để học hỏi về sự thu âm, cũng như hòa âm và phối khí.

JOSIE

Nhạc phẩm Josie với tiếng hát của Fagen và Becker, cuộc đời của hai nhạc sĩ bỗng nhiên gặp nhiều biến cố sau đĩa hát này và nguyên nhân nào đã khiến cả hai tách rời một thời gian dài, mời quí thính giả tiếp tục theo dõi phần 2 giới thiệu các sáng tác của nhóm Steely Dan với Donald Fagen và Walter Becker

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG