Đường dẫn truy cập

Tổ chức 'Những Người Phải Nuôi Con Một Mình' kỷ niệm 50 năm thành lập


Năm mươi năm trước, hai người độc thân phải một mình nuôi con ở Hoa Kỳ đã sáng lập một đoàn thể mà sau đã phát triển thành một tổ chức quốc tế có mục đích hỗ trợ cho nhu cầu của những người phải một mình kiếm sống nuôi con. Lan Phương trong Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay mời quí thính giả theo dõi câu chuyện về đoàn thể này qua bài viết của TTV Andrew Baroch.

Bà Ann Sigler là chủ tịch của đoàn thể hỗ trợ, quảng bá để tự giúp lẫn nhau dành cho những người cha hay mẹ phải nuôi con một mình. với khoảng 10,000 hội viên, giờ đây tổ chức này có chi nhánh khắp Hoa Kỳ, Canada, Anh và Đức.

Bà Sigler nói: "Chúng tôi là một đoàn thể hỗ trợ cho những ai phải một mình nuôi con, cho dù người đó ly dị, tự ý sống độc thân và có con hay chưa bao giờ kết hôn."

Những hội viên thường họp trong nhà của họ để uống cà phê và trò chuyện., tạo một cơ hội để mọi người trao đổi những kinh nghiệm, như bà Ann Sigler ở Beaverton, bang Oregon.

Bà Sigler nói: "Ông chồng cũ của tôi đã để lại cho tôi một lá thư và dọn về miền đông Hoa Kỳ, đem theo một đứa con trai của chúng tôi. Sáng hôm sau, định thần lại sau khi trải qua cơn bàng hoàng, tôi tự nhủ 'Chúa ơi, tôi sẽ chứng tỏ cho ông ấy thấy là tôi có thể sống được mà không cần có ông'. Tôi đi làm toàn thời gian, trở lại học đại học. Trong suốt thời gian vừa đi học vừa đi làm, có lúc tôi làm 2 việc và nuôi dạy 2 con trai của tôi. Tôi đã vượt qua được một số những khó khăn, trở ngại khi phải một mình nuôi con.

Một trong những khó khăn lớn nhất là tài chính, như bà Jo Johnson tại thành phố Akron, bang Ohio đã nếm mùi 25 năm trước đây, khi chồng bà bỏ gia đình đi theo một người đàn bà khác.

Bà Johnson nói: "Lúc đó nhà của chúng tôi sắp bị cắt điện nước và gas. Chúng tôi cũng không có tiền trả thiền thuê nhà. Tôi gọi điện thoại cho một cán sự xã hội làm việc trong cộng đồng thành phố chúng tôi sinh sống. Bà cho biết là có một nơi tôi cần phải đến."

Nơi mà bà giới thiệu cho tôi đến là Hội Những Người Phải Nuôi Con Một Mình. Một chi nhánh địa phương đã tiếp tay giúp cho bà Johnson có thể trang trải những chi phí vừa kể.

Bà Johnson nói: "Tôi đã chứng kiến thấy hội đã giúp xoay chuyển lại cuộc sống cho nhiều người. Hội đã giúp xoay chuyển được cuộc đời tôi."

50 năm trước, có vợ, có chồng và có con cái mới là chuyện bình thường tại Hoa Kỳ, nếu không như vậy thì bị coi là không bình thường. Vì thế có hai người phải một mình nuôi con tại thành phố New York đã quyết định thành lập một đoàn thể hỗ trợ cho những người cảm thấy bị xã hội gạt bỏ vì họ đã ly dị hay bị người phối ngẫu bỏ ra đi. Họ đã cho đăng quảng cáo trên báo như sau: 25 người phải một mình nuôi con đã đến buổi họp đầu tiên tại tầng hầm của nhà thờ ở Greenwich Village. Tổ chức này sau đó đã lớn mạnh thật nhanh và con số hội viên đã tăng cao, khiến căn hầm trong nhà thờ không còn đủ chỗ cho họ hội họp nửa sau khi báo chí cho loan tải những câu chuyện về tổ chức này. Cho đến thập niên 1980, khi mà ngày càng có nhiều cặp vợ chồng ly thân và ly dị, đã có lúc con số hội viên đã tăng vọt lên đến khoảng 250,000 người.

Bà Jo Johnson cho biết những kinh nghiệm chung của các thành viên đã giúp cho bà thiết lập lại một màng lưới bạn bè. Những cặp mà bà giao thiệp trước kia lúc bà chưa bị chồng bỏ không muốn giao thiệp với bà nữa.

Bà Johnson nói: "Họ không muốn thấy có sự hiện diện của tôi. Tôi độc thân, còn họ thì có đôi có cặp. Tôi phải tới những nơi mà tôi có thể gặp những người đồng cảnh ngộ một mình nuôi con như tôi thì mới có bạn bè và phải quên đi những cảm nghĩ bị phản bội, phẫn nộ và oán ghét."

Trong lúc tổ chức 'Những Người Phải Nuôi Con Một Mình' đã giúp cho nhiều người tìm được bè bạn mới, và đôi khi tìm được một người để cho có đôi có cặp, đoàn thể này còn vượt xa hơn là một màng lưới giao thiệp. Giờ đây nó là một tổ chức quốc tế bất vụ lợi lớn nhất dồn nỗ lực giúp đỡ cho an sinh và nhu cầu của những người cha hay mẹ phải một mình nuôi con và cho cả con cái của họ nữa. Cái sứ mạng đa dạng của hội đã có sức hấp dẫn đối với ông Wayne Kimball, một luật sư hành nghề tại Dallas, bang Texas. Nhưng 3 năm trước đây khi người vợ đã đầu ấp tay gối 7 năm bỏ ông ra đi, ông không còn tâm trí đâu mà để ý đến cái sứ mạng to lớn,đa dạng như thế của tổ chức.

Ông Kimball nói: "Điều mà tôi cần lúc đó là sự hỗ trợ cá nhân, gặp gỡ người này người kia, có người để trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm, để chiêm nghiệm và tránh không để bị cô đơn, có người nọ người kia gọi điện thoại tâm sự cũng đỡ buồn, bởi lẽ để cho mình cô đơn thì dễ sinh nghi ngờ chính mình và rơi vào những mặc cảm. Sau đó tôi tham gia vào những hoạt động khác của hội, dần dàđến những đề rộng lớn hơn, như vận động hành lang cho những luật lệ tầm cỡ quốc gia hay quốc tế có ảnh hưởng đến những người phải nuôi con một mình và ảnh hưởng đến những gia đình như thế."

Nhờ ở tổ chức 'Những Người Phải Nuôi Con Một Mình', ông Kimball đã theo đuổi một sứ mạng mới trong sở trường là nghề luật của ông. Ông cho biết 'có hằng hà sa số những vấn đề mà tôi phải cổ động. Trong số đó có chuyện đề nghị những dự luật để cho những người cha hay người mẹ phải một mình nuôi con được hưởng những quyền lợi in như những quyền lợi của các gia đình có đôi có cặp'. Theo ông Wayne Kimball thì thật là điều quan trọng để ông đền đáp lại cho tổ chức đã từng hỗ trợ cho ông vào lúc mà ông cần đến sự nâng đỡ lớn lao nhất.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG