Kể từ khi bước sang thế kỷ 21, ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam đã tiến một bước khá dài, với mức xuất khẩu tăng gấp bội, và theo dự liệu thì đồ gỗ Việt Nam vẫn sẽ giữ được mức tăng trưởng cao trong năm 2007. Ban Việt ngữ đài VOA đã tiếp xúc với chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty nghiệp Việt Nam kiêm chủ tịch hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam. Mời quí vị theo dõi câu chuyện sau đây với một số ý kiến của tiến sỹ Trần Đức Sinh.
Theo bộ Thượng Mại Việt Nam cho biết thì kể từ đầu thế kỷ thứ 21 đến nay, các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên từ 219 triệu đô la năm 2000 đến 2 tỉ đô la trong năm ngoái. Đà tăng trưởng này, theo dự liệu vẫn sẽ giữ ở mức cao trong năm nay. Lên tiếng về tình hình sản phẩm gỗ của Việt Nam, tiến sỹ Trần Đức Sinh, chủ tịch Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam cho biết.
Hầu hết các sản phẩm đố gỗ xuất khẩu nói ở đây là đồ đạc dùng trong nhà, hàng nội thất. Những công ty đóng góp vào việc sản xuất những mặt hàng này là những công ty nội địa, công ty liên doanh với nước ngoài và các công ty nhà nước. Theo lời ông Trần Đức Sinh, tính chung thì ngành chế biến gỗ tại Việt Nam thu dụng được khoảng gần một triệu nhân công. Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam chỉ mới thành lập được mấy năm nay, đại diện cho các doanh nghiệp trong ngành này. Tiến sỹ Trần Đức Sinh, chủ tịch hội, nói lên những điều mà hội theo đuổi và mong muốn thực hiện, nhất là với đối tác Hoa Kỳ.
Một trong những điểm khó cho ngành chế biến và sản xuất gỗ tại Việt Nam hiện nay là không đủ nguyên liệu. Gỗ nội địa chỉ thỏa mãn được 20% nhu cầu, phần còn lại phải nhập khẩu, và vì thế các doanh nghiệp trong ngành này tại Việt Nam phải lệ thuộc vào thị trường gỗ thế giới cũng như tình trạng giao động của thị trường này.
Những doanh nghiệp cỡ nhỏ ở địa phương thiếu sự phối hợp, rất khó có thể cung ứng nổi khi nhận được những khối lượng hàng đặt mua thật lớn.
Một thử thách khác nữa cho ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam là chất lượng chưa được cao. Hiện chỉ có 10% trong tổng số 2,000 cơ sở chế biến gỗ tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Để giải quyết những khó khăn và duy trì mức tăng trưởng bền vững, khu vực kinh tế này tìm cách gia tăng sản lượng gỗ nội địa lên tới 22 triệu mét khối tính cho tới năm 2020 qua các chương trình trồng cây gây rừng để có thể thỏa mãn được 70% toàn thể nhu cầu.
Riêng về hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, ngành chế biến gỗ gặp một số những khó khăn.
Theo lời Tiến sỹ Trần Đức Sinh thì hiện nay mẫu mã sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ do chính công ty đặt mua đưa ra, còn những mẫu mã do các công ty tại Việt Nam sáng tạo vẫn còn rất hạn chế.
Cuối cùng, ông thay mặt ngành chế biến gỗ tại Việt Nam nói lên những ước mong của các doanh nghiệp. Mời quí vị bấm vào đường dẫn ở trên để theo dõi toàn bộ bài phỏng vấn do Lan Phương thực hiện: