Đường dẫn truy cập

Việt Nam được lợi gì khi gia nhập WTO


Chính phủ Việt Nam hoan nghênh một thỏa thuận với Hoa Kỳ bảo đảm sẽ ủng hộ việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Nhưng theo ghi nhận của phái viên Matt Steinglass của đài VOA trong bài tường thuật từ Hà Nội, một số quan sát viên cho rằng Việt Nam cũng không được lợi lộc gì.

Việt Nam đã thương lượng nhiều năm để được sự chấp thuận của Mỹ trong việc xin gia nhập WTO, và vào ngày 13 vừa tháng này, nỗ lực đó đã mang lại kết quả. Các nhà thương thuyết của Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận về một loạt các vấn đề gai góc, trong đó có việc mở cửa khu vực tài chính của Việt Nam và kìm bớt lượng hàng dệt may xuất khẩu ngày càng nhiều.

Hoa Kỳ là nước cuối cùng mà Việt nam cần sự chấp thuận và một cuộc biểu quyết chính thức của WTO để thu nhận Việt Nam có thể diễn ra vào cuối năm nay. Gia nhập tổ chức này được coi là một việc cần thiết nếu nền kinh tế thiên về xuất khẩu của Việt Nam muốn cạnh tranh với các thành viên WTO như Trung quốc.

Việc định danh kinh tế phi thị trường được áp dụng cho các nền kinh tế do nhà nước chỉ huy như Cuba và Bắc Triều Tiên và các quốc gia trong giai đoạn quá độ như Việt Nam và Trung quốc, là những nền kinh tế mà khu vực quốc doanh vẫn còn chiếm phần lớn. Định danh kinh tế phi thị trường giúp tạo điều kiện dễ dàng hơn cho Hoa Kỳ áp đặt các thuế chống phá giá đối với các sản phẩm của Việt Nam, như trường hợp đã áp dụng cho tôm và cá da trơn.


Bộ trưởng thương mại Việt Nam, Trương Ðình Tuyển
Cho đến nay, Việt Nam vẫn nhấn mạnh là một nền kinh tế thị trường. Hơn một nửa nền kinh tế là tư nhân, chính phủ Việt Nam cho biết không còn ấn định giá cả hay trợ giá các mặt hàng tiêu dùng. Nhưng theo thỏa thuận về WTO thì Hoa Kỳ sẽ coi Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm sắp tới.

Thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy nói rằng thời biểu 12 năm là hợp lý.

Một số quan sát viên chỉ trích thỏa thuận đó nhiều hơn. Ông Bùi Kiến Thành, một cố vấn kỳ cựu của công ty tham vấn K.H.M. có trụ sở ở Hoa Kỳ cho rằng các nhà thương thuyết Việt Nam đã phạm nhiều sai lầm.

Công cuộc đầu tư vào ngành dệt may là một chương trình của chính phủ bắt đầu vào năm 2001. Trong quá trình thương lượng, Việt Nam đã buộc phải bãi bỏ chương trình này. Ông Thành gọi việc bãi bỏ này là một điều mất mặt.

Tổ chức Oxfam của Anh quốc lâu nay vẫn nói rằng các cuộc thương lượng về WTO có thành kiến đối với các nước nghèo xin gia nhập như Việt Nam.

Nhưng theo bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển thì Việt Nam không thể kéo dài các cuộc thương lượng thêm nữa. Ông Tuyển cho rằng càng kéo dài, thì các điều kiện gia nhập WTO lại càng khó khăn hơn.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG