Nước mắm truyền thống ‘đối đầu’ nước mắm công nghiệp
#VOATIENGVIET Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Làng nghề nước mắm truyền thống ở Việt Nam đang lao đao vì có một đề xuất từ cơ quan quản lý nhà nước, về bộ tiêu chuẩn đánh đồng giữa sản xuất nước mắm thủ công truyền thống, với nước mắm sản xuất công nghiệp. Ông Vũ Thế Thành, một chuyên gia thực phẩm, nói về chuyện nhà thùng nước mắm truyền thống: “Nó tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và cái nguyên liệu cá của mỗi nơi khác nhau, cho nên cách làm của họ khác nhau. Mà cách làm này là do tổ tiên của họ để lại, chứ bản thân họ thì không phải bây giờ dân làm nước mắm họ nghĩ ra đâu”. Với khí hậu biến đổi dần theo năm tháng, các thế hệ tiếp nối phải tính toán tỉ mỉ từ chọn lựa nguyên liệu, cách đảo nước bối, xử lý độ mặn, kéo rút... sao cho đạt chất lượng cao nhất. Do đó, nếu so với nước mắm công nghiệp dễ dàng sản xuất với số lượng lớn trong thời gian ngắn, thì việc đánh đồng hai loại nước mắm là khó chấp nhận. Chuyên gia Vũ Thế Thành, cho biết: “Cái mà gây tranh cãi nhiều nhất, đó là cái cách phân loại nước mắm ở trong cái Dự thảo”. Ghi nhận ở các chợ, như lời bà Hằng, nước mắm công nghiệp có lợi thế giá rẻ, vị ngon. “Đa phần nước mắm phải là vừa ngon, nhưng mà vừa rẻ tiền, vừa phải có nguồn gốc, thương hiệu mà phải vừa rẻ nữa cơ…”. Nếu như nước mắm công nghiệp sử dụng hóa chất, không đòi hỏi thời gian ủ chượp, thì với các nhà thùng nước mắm truyền thống, thời gian để có sản phẩm phải từ 8 tháng đến gần một năm rưỡi. Do đó mùi vị nước mắm truyền thống cũng tùy vào vùng miền mà có hương gợi nhớ khác hẳn nhau. Chuyên gia Vũ Thế Thành, chia sẻ: “Người ta sống ở quê, người ta ăn từ nhỏ với mùi nước mắm đó. Cho nên khi lớn lên người ta vẫn nhớ cái mùi nước mắm đó. Đi đâu xa, người ta ngửi cái mùi nước mắm đó là người ta nhớ ngay. Bây giờ những người Việt xa xứ đó, cũng cả 3 triệu người chứ đâu có ít, chẳng lẽ bây giờ thì họ cũng ăn nước mắm, đã từng ăn nước mắm… Chẳng lẽ bây giờ họ nhớ quê họ, mà họ ngửi cái mùi nước mắm công nghiệp để mà nhớ quê thì coi như có một cái gì đó nó khập khểnh. Nước mắm đủ mọi miền hết, đều có thể xuất ra nước ngoài, và đều có thể đáp ứng được cái nhu cầu ẩm thực, và cả cái nhu cầu tình cảm của những người Việt xa xứ!”. Mùi vị quê hương là điều không thể tìm thấy ở nước mắm công nghiệp. Chuyên gia Vũ Thế Thành, giải thích: “Toàn bộ nước mắm công nghiệp, chỉ là dùng một chút xíu cái nước mắm mà thấp đạm, rồi sau đó pha loãng ra, và họ cho những cái loại hóa chất cần thiết, dĩ nhiên là những hóa chất này được phép xử dụng trong thực phẩm, thì họ cho vào. Họ xếp cái loại nước mắm lượt 2, lượt 3 đó chung với cái nước mắm công nghiệp xài tá lả phụ gia hết, gom nó lại thành một loại gọi là nước mắm!”. Với việc đánh đồng như vậy, nước mắm công nghiệp không cần dùng đến lượng cá biển như nước mắm truyền thống. Ngư dân Việt sẽ thu hẹp ngư trường khai thác. Việc khẳng định chủ quyền lãnh hải qua các hoạt động đánh bắt thủy sản, vì thế cũng mờ nhạt dần. Đó là một hiểm họa.
Multimedia
-
20 Tháng 11, 2024
Ả Rập Xê Út thiết kế sân vận động khổng lồ chuẩn bị cho World Cup 2034
-
18 Tháng 11, 2024
Liệu ong và chó có thể phát hiện ung thư tốt hơn máy móc không?
-
16 Tháng 11, 2024
Những thay đổi mà Tổng thống đắc cử Trump muốn nhanh chóng thực hiện