Dự án Nhà hát Thủ Thiêm bị dân phản đối
#VOATIENGVIET Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Những hình ảnh này là con đường dẫn vào nơi mà chính quyền thành phố Hồ Chí Minh dự tính xây dựng một nhà hát giao hưởng quy mô 1.700 ghế với tổng số tiền là 1.508 tỷ đồng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Bên cạnh tòa nhà dang dỡ của dự án Trung tâm Triển lãm, sẽ là dự án nhà hát. Hoang tàn đổ nát của cưỡng chế nhà dân vẫn còn đó. Bà Giáp, một cư dân kiên quyết không chịu di dời ở Thủ Thiêm, nói: “Không. Già rồi. Năm nay 83 tuổi rồi. Ông ấy 91 tuổi. Có để ý đến cái chuyện nhạc, nhoẹt gì… Ở đây chỉ có giải trí là coi cải lương, hoặc là phim Việt Nam thế thôi chứ. Phim nước ngoài chả hiểu để mà coi cả. Ở đây thế này, thì thử hỏi người ta nằm ở ngoài ranh quy hoạch, người ta cứ ở đây thế này chứ. Chứ còn xây giao hưởng, giao hung thì số tiền lớn như thế để làm gì? Để cho những dân ăn chơi thôi chứ còn thì những người lao động với những người ấy ai người ta có biết là bao giờ người ta được hưởng những cái đó?”. Quy hoạch Thủ Thiêm bắt đầu từ năm 1992, và được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 6 năm 1996. Từ đó đến nay, quy hoạch liên tục bị xâm phạm và người dân đã phải khiếu kiện suốt mấy mươi năm qua. Diện mạo khu đô thị vẫn chưa rõ hình hài, nay thêm chuyện xây dựng nhà hát giao hưởng nên vấp phản ứng là điều dễ hiểu. Ông Nguyễn Văn Tâm, cư dân Thủ Thiêm, chia sẻ: “Nhà hát Opera nào đó, chính quyền thành phố sẽ xây với kinh phí lên tới là 15000 tỷ, thì… Thật ra là cái điều đó, đối với tôi là người dân Thủ Thiêm, tôi thấy vấn đề đó là vô cùng hoang phí. Vì số tiền 1.500 tỷ đó, để phục vụ cho những nhu cầu của người dân Thủ Thiêm rất còn nhiều. Vì vấn đề quy hoạch giải tỏa để làm khu đô thị Thủ Thiêm đó, còn nhiều người bị không có nhà… 1.500 tỷ này nên lấy đắp vô những cái sự thiệt thòi của người dân; những người chưa có đủ tiền để mua nhà…”. Chính quyền đã giải tỏa trắng gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, bao gồm cả những nhà dân không nằm trong phần diện tích quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt. Mấy trăm gia đình bị giải tỏa đó đang lây lất kêu gọi công lý suốt mấy mươi năm qua. Linh mục Trương Hoàng Vũ của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, nhận xét: “Chúng ta có một cái khảo sát nào để nói rằng là cái người dân trên mảnh đất Thủ Thiêm này, khi mọc lên cái nhà hát đó là phục vụ cho họ? Hay là phục vụ cho một cái nhóm lợi ích nào?... Thì xây một cái nhà hát trên cái mảnh đất mà họ đã bị cướp mất, thì có phải là một cái sự sỉ nhục cho chính cái đời sống của người dân Thủ Thiêm ở đây hay không?”. Dự án Nhà hát giao hưởng nằm liền kề bên phần đất của Nhà thờ Thủ Thiêm. Cạnh đó là dự án Trung tâm Triển lãm đang xây dựng dỡ dang. Trong bối cảnh hạ tầng đô thị bê bết, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh, quyết định của chính quyền về việc xây dựng nhà hát giao hưởng đã kích hoạt bức xúc xã hội là điều dễ hiểu.
Multimedia
-
21 Tháng 12, 2024
Việt Nam muốn tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
-
21 Tháng 12, 2024
UNESCO cử chuyên gia sang đánh giá rủi ro đối với Vịnh Hạ Long
-
21 Tháng 12, 2024
Bộ trưởng Quốc phòng TQ đến Việt Nam sau khi thoát nghi án tham nhũng
-
20 Tháng 12, 2024
Nghi phạm đổ xăng đốt quán giết chết 11 người ở Hà Nội bị bắt giữ