Ngày hôm nay, chúng ta tới thăm bảo tàng Tin tức tại thủ đô Washington D.C. - nơi quyền tự do biểu đạt được cắt nghĩa và bảo vệ.
Những tờ báo in đầu tiên tới Mỹ vào giữa những năm 1600s, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử báo chí tự do của Hoa Kỳ. Một nền báo chí tự do rất quan trọng đối với xã hội dân chủ. Nó cho phép người dân được thoải mái phát biểu và chỉ trích các lãnh đạo của đất nước mà không phải lo sợ bất kì điều gì. Một số nhà báo thậm chí đã phải hi sinh mạng sống của mình để bảo vệ cho quyền cơ bản đó.
Tuy nhiên, quyền tự do này cũng là căn nguyên của những thông tin sai lệch. Năm ngoái, thông tin bịa đặt về một nhà hàng bán bánh pizza tại Washington đã lan truyền mạnh mẽ trên mạng, khiến một tay súng bắn thẳng vào nhà hàng này.
Một trong những từ phổ biến nhất chúng ta hay được nghe trong những ngày này, đó là cụm từ “Tin giả”. Công chúng và giới chính trị gia dùng nó để nói về những bản tin mà họ cho rằng là không chính xác.
Trong khi người ta chỉ mới để tâm chú ý đến cụm từ này trong một vài năm gần đây, nhưng nó không phải là vấn đề mới. Những bản tin sai lệch đã có mặt từ thuở hồng hoang của báo chí hiện đại.
Ngày nay, chúng ta có thể tiếp cận thông tin dưới nhiều dạng, từng ngày, từng giờ. Ngay cả khi chúng ta không chủ động tìm kiếm tin tức, chúng vẫn tự tìm đến, ngay tức thì, trên điện thoại của chúng ta. Vậy, làm thế nào để xử lí hàng núi thông tin này, để những tin giả không thể đánh lừa chúng ta?
Chúng tôi tin nó đòi hỏi kĩ năng đọc hiểu tin tức. Đây là kĩ năng sử dụng tư duy phản biện để đánh giá các bản tin. Liệu chúng có đáng tin cậy hay không? Liệu những gì chúng ta đọc được có thật hay không?
Chúng tôi sử dụng những ví dụ truyền thông thực tế để dạy về các kĩ năng hữu ích, cũng như những phương cách để phân biệt báo chí với những loại hình thông tin khác. Chúng tôi tìm hiểu sự khác nhau giữa thực tế và những sự thật mà cánh báo chí truyền tải.
Khoá học này cung cấp các công cụ để xác định nguồn tin chính xác và đáng tin cậy. Và nó cũng chỉ ra những cách để tách bạch giữa tin tức và ý kiến.
Các giáo sư đến từ ĐH Stony Brook, New York đã thiết kế chương trình giáo dục Đọc hiểu Tin tức. Chúng tôi sẽ chia sẻ chương trình này dưới dạng Anh ngữ đơn giản trên chương trình VOA Learning English.
Nhu cầu về đọc hiểu tin tức có lẽ đang lớn hơn bao giờ hết. Trau dồi kĩ năng quan trọng này có thể mang đến cho chúng ta sức mạnh tự mình tìm kiếm sự thật. Bởi đã từng có tiền lệ, một vài tin tức tưởng như sự thật nhưng hoá ra lại hoàn toàn là điều dối trá. Khoá học này được dựa trên khoá học Đọc hiểu Tin tức, ĐH Stony Brook. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy truy cập vào trang web: http://www.centerfornewsliteracy.org/getting-started/
Những tờ báo in đầu tiên tới Mỹ vào giữa những năm 1600s, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử báo chí tự do của Hoa Kỳ. Một nền báo chí tự do rất quan trọng đối với xã hội dân chủ. Nó cho phép người dân được thoải mái phát biểu và chỉ trích các lãnh đạo của đất nước mà không phải lo sợ bất kì điều gì. Một số nhà báo thậm chí đã phải hi sinh mạng sống của mình để bảo vệ cho quyền cơ bản đó.
Tuy nhiên, quyền tự do này cũng là căn nguyên của những thông tin sai lệch. Năm ngoái, thông tin bịa đặt về một nhà hàng bán bánh pizza tại Washington đã lan truyền mạnh mẽ trên mạng, khiến một tay súng bắn thẳng vào nhà hàng này.
Một trong những từ phổ biến nhất chúng ta hay được nghe trong những ngày này, đó là cụm từ “Tin giả”. Công chúng và giới chính trị gia dùng nó để nói về những bản tin mà họ cho rằng là không chính xác.
Trong khi người ta chỉ mới để tâm chú ý đến cụm từ này trong một vài năm gần đây, nhưng nó không phải là vấn đề mới. Những bản tin sai lệch đã có mặt từ thuở hồng hoang của báo chí hiện đại.
Ngày nay, chúng ta có thể tiếp cận thông tin dưới nhiều dạng, từng ngày, từng giờ. Ngay cả khi chúng ta không chủ động tìm kiếm tin tức, chúng vẫn tự tìm đến, ngay tức thì, trên điện thoại của chúng ta. Vậy, làm thế nào để xử lí hàng núi thông tin này, để những tin giả không thể đánh lừa chúng ta?
Chúng tôi tin nó đòi hỏi kĩ năng đọc hiểu tin tức. Đây là kĩ năng sử dụng tư duy phản biện để đánh giá các bản tin. Liệu chúng có đáng tin cậy hay không? Liệu những gì chúng ta đọc được có thật hay không?
Chúng tôi sử dụng những ví dụ truyền thông thực tế để dạy về các kĩ năng hữu ích, cũng như những phương cách để phân biệt báo chí với những loại hình thông tin khác. Chúng tôi tìm hiểu sự khác nhau giữa thực tế và những sự thật mà cánh báo chí truyền tải.
Khoá học này cung cấp các công cụ để xác định nguồn tin chính xác và đáng tin cậy. Và nó cũng chỉ ra những cách để tách bạch giữa tin tức và ý kiến.
Các giáo sư đến từ ĐH Stony Brook, New York đã thiết kế chương trình giáo dục Đọc hiểu Tin tức. Chúng tôi sẽ chia sẻ chương trình này dưới dạng Anh ngữ đơn giản trên chương trình VOA Learning English.
Nhu cầu về đọc hiểu tin tức có lẽ đang lớn hơn bao giờ hết. Trau dồi kĩ năng quan trọng này có thể mang đến cho chúng ta sức mạnh tự mình tìm kiếm sự thật. Bởi đã từng có tiền lệ, một vài tin tức tưởng như sự thật nhưng hoá ra lại hoàn toàn là điều dối trá. Khoá học này được dựa trên khoá học Đọc hiểu Tin tức, ĐH Stony Brook. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy truy cập vào trang web: http://www.centerfornewsliteracy.org/getting-started/