Việt Nam ra sao nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang?
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết. Người Việt có ví von như vậy khi nói về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra. Người ta đang lo ngại khi bị cản trở xuất cảng, Trung Quốc sẽ đi con đường vòng qua cửa ngõ Việt Nam. Nhà quan sát kinh tế Phạm Chí Dũng cho rằng ngay cả điều đó cũng đã nằm trong toan tính của người Mỹ: “Mỹ đã tính toán về cái chuyện là Trung Quốc mượn đường Việt Nam. Và bằng chứng là việc Mỹ đã, từ cuối năm 2017 Mỹ đã đánh thuế về nhôm và thép của Việt Nam xuất sang Mỹ với cái mức thuế rất là cao. Mức thuế rất là cao, lên tới khoảng chừng 250%. Đó là cái mức thuế mà Mỹ đã quyết định cái chuyện là đã xác định là nhôm và thép của Việt Nam là 90% trong đó có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc. Cho nên là Mỹ đã tính trước về cái chuyện là Trung Quốc sẽ mượn đường Việt Nam”. Ở góc nhìn khác, ông Trần Bang, nguyên trưởng ban kiểm soát một công ty cổ phần ngành xây dựng, nhận định: “Nếu hàng hóa của Trung Quốc mà không xuất được sang Mỹ, thì họ sẽ phải tìm các thị trường khác họ xuất, và họ có những cái biện pháp giống như là giảm giá đồng tiền để họ trợ cấp cho xuất khẩu, thì nó có thể tràn sang Việt Nam. Tôi cho rằng nó phải có một cái độ trễ nhất định. Tức là Việt Nam có thể sẽ không thấy ngay, chỉ thấy trên sàn chứng khoán. Còn trong các cái doanh nghiệp, có thể là chưa thấy ngay được. Một khi Mỹ tuyên bố đánh thuế 34 tỷ hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, thì chứng khoán Việt Nam cũng tạo một cú sốc, xuống dưới 900 điểm”. Trong lãnh vực nông nghiệp, Trung Quốc đang dùng chính sách thuế khóa để trả đũa Mỹ. Chính điều này, có dự báo là những nhà nông của Việt Nam sẽ hưởng lợi, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp bằng các thiết bị nhập khẩu từ Nhật Bản, với những cải tiến của những người thợ cơ khí Việt Nam cho phù hợp đặc điểm canh tác bản địa. Ông Trần Bang nói tiếp: “Có thể có những ảnh hưởng mà theo tôi có khi có lợi cho Việt Nam. Ví dụ khi Trung Quốc trả đũa Mỹ, đánh thuế cái hàng nông sản của Mỹ, thì họ phải nhập cái lượng hàng hóa nông sản khác thay thế. Vậy thì cũng có thể cái này là nếu Việt Nam biết tận dụng, cơ hội thì có khi là có lợi cho một số ngành nông sản”. Ngoài cơ hội như dự báo của ông Trần Bang, thì chuyện lo ngại Trung Quốc mượn đường, theo lý giải của ông Phạm Chí Dũng là không cao: “Mức xuất siêu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong năm 2016 là khoảng 25 tỷ đô la, và đến năm 2017 là lên tới 32 tỷ đô la. Nhưng mà theo tôi biết là trong một cái chỉ đạo mới nhất của ông Trump thì như vậy là có khả năng là sẽ phải giảm cái xuất siêu của Việt Nam xuống 1/2 hoặc là 1/3. Tức là Việt Nam sẽ chỉ còn xuất siêu từ 8 đến 10 tỷ đô la vào thị trường Hoa Kỳ hàng năm mà thôi. Như vậy thì với cái tình cảnh đó thì Trung Quốc sẽ không thể mượn được đường của Việt Nam để xuất siêu vào thị trường Hoa Kỳ nữa”. Xem ra lãnh vực nông nghiệp của Việt Nam có nhiều hứa hẹn tìm kiếm thêm thị phần xuất khẩu vào Trung Quốc, khi quốc gia này đang trả đũa Mỹ bằng việc áp thêm thuế vào hàng hóa nông sản đến từ Mỹ. Tuy nhiên lâu nay cán cân thương mại hàng hóa nông sản Việt – Trung lại được nhận xét là thiếu bền vững do thương lái Trung Quốc thao túng nhà vườn Việt Nam.
Multimedia
-
21 Tháng 12, 2024
Việt Nam muốn tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
-
21 Tháng 12, 2024
UNESCO cử chuyên gia sang đánh giá rủi ro đối với Vịnh Hạ Long
-
21 Tháng 12, 2024
Bộ trưởng Quốc phòng TQ đến Việt Nam sau khi thoát nghi án tham nhũng
-
20 Tháng 12, 2024
Nghi phạm đổ xăng đốt quán giết chết 11 người ở Hà Nội bị bắt giữ