Đường dẫn truy cập

Những người "vô tổ quốc"


Những người "vô tổ quốc"
please wait

No media source currently available

0:00 0:06:38 0:00

Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Những giọt nước mắt này của Robert Huỳnh, là để dành cho người anh trai vắn số, qua đời không lâu sau khi đặt chân tới Hoa Kỳ. Và nó cũng là những giọt nước mắt mà anh dành cho chính tương lai bất định của mình, cho người mẹ già năm nay đã hơn 80 chục tuổi. Robert Huỳnh nằm trong số 8.600 người Việt trong danh sách chờ bị trục xuất về Việt Nam của Sở Di trú Hoa Kỳ. Qua Mỹ năm 1984 cùng với mẹ, bà Huỳnh Thị Hân, và 3 người anh chị em, Robert không thể ngờ rằng có một ngày anh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tống trở lại đất nước mà những đứa con lai như anh từng bị gạt ra ngoài lề xã hội. Năm 2003, Robert bị bắt vì mua bán ma tuý. Sau ba năm thụ án, anh được thả, nhưng theo luật pháp Mỹ, tư cách thường trú nhân của Robert bị hủy. Robert đều nằm trong diện chờ bị trục xuất. Năm 2008, Hà Nội và Washington kí văn bản thỏa thuận, nêu rõ Việt Nam chỉ tiếp nhận những công dân qua Mỹ sau năm 1995. Robert, anh Ngân, và cả ngàn người Việt tới Mỹ trước thời điểm này như vớ được chiếc phao cứu sinh. Nhưng khi Tổng thống Trump đắc cử với lời hứa siết chặt chính sách nhập cư, chống di dân trái phép, mọi thứ thay đổi 180 độ. Một số người Việt tới Mỹ trước năm 1995 bắt đầu bị trục xuất. Theo giải thích của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, thoả thuận kí năm 2008 không có hiệu lực với những người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995. Phỏng vấn Đại sứ Daniel Kritenbrink: “Thỏa thuận này chỉ chính thức đề cập đến những người đến Mỹ sau năm 1995. Nó vạch ra một qui trình để xử lí những người này. Còn đối với những người đến trước năm 1995, thỏa thuận này không hề đề cập đến.” Kết quả là, trong lần gần nhất ra trình diện, Robert bị ICE bắt giữ để chờ trục xuất. Và thay vì ngồi tù 3 đến 6 tháng như theo luật định, Robert bị giam tới hơn 1 năm trời. Robert Huỳnh: Chỉ biết ở trong đó thôi không biết ngày nào ra, không biết có được ra hay không, hay là bị trục xuất. Cứ nằm trong tăm tối vậy, và không có câu trả lời. Trong lúc tuyệt vọng, Robert, với vốn tiếng Việt trình độ tiểu học, đã phải viết thư tay, gửi tới các cơ sở ngoại giao của Việt Nam tại Mỹ để xin phía Việt Nam có văn bản trả lời về việc liệu có muốn nhận anh về nước hay không. Robert Huỳnh: Tiếng Việt của mình không có rành. Hồi ở Việt Nam mình mới học đến lớp ba thì bị đuổi rồi. Nhưng lúc đó là tới lúc cùng rồi thì phải viết thôi. Lá thư vụng về nhưng tha thiết đó không giúp Robert được tại ngoại, cho tới khi luật sư can thiệp, khiếu nại trường hợp của anh ra tòa. Tuy vậy, anh vẫn hoàn toàn có thể bị ICE bắt trở lại trại giam bất cứ lúc nào. Robert Huỳnh: Bây giờ em nói thiệt là không biết nói sao, chỉ biết là I’m so confused. Hôm nay, Robert gặp lại những người anh em cùng cảnh ngộ. Những người đàn ông này từng chia nhau gói mì, hộp cá, trong trại giam của Sở Di trú. Họ, những người bạn tù, ôn lại những kỉ niệm không thể quên trong những năm tháng nằm lao, gọi điện hỏi thăm những anh em còn đang bị giam giữ. Một vài người trong số họ đã từng được phía Việt Nam phỏng vấn, để cân nhắc việc có tiếp nhận hay không. Phỏng vấn: Cái lần đầu thì họ chỉ hỏi thân nhân bên Việt Nam có hay không vậy thôi. Lần thứ hai thì họ nói chính quyền bên Mỹ ép Việt Nam qua đây phải nhận người về. Họ nói vậy nè ‘con qua nhà hàng xóm chơi, mà con nghịch quá thì hàng xóm qua kêu bố mẹ dắt con về.’ Việt Nam bị Mỹ liệt kê vào dạng “hàng xóm cứng đầu”, tức là không muốn hợp tác trong việc nhận lại “những đứa con hư”. Điều này vô hình chung đẩy những người Việt đang chờ trục xuất rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Phỏng vấn: Mình cũng mới xin được việc làm, rồi nó bắt mình vô như vậy, mình vừa ra lần thứ nhì, cũng mới xin việc đi làm được có tháng rưỡi, nó lại bắt mình vô lại. Mình bị bắt ra bắt vô như vậy ba lần rồi, mình sợ và ám ảnh lắ

XS
SM
MD
LG