Đường dẫn truy cập

Ngư dân hết đường ra biển


Ngư dân hết đường ra biển
please wait

No media source currently available

0:00 0:03:19 0:00

Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Những công trình mọc lên khắp các bờ biển từ Nam chí Bắc, có thể xem đây là tín hiệu phát triển của nền kinh tế. Nhưng mặt trái của nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng chục ngàn gia đình ngư dân bám biển. Đường ra biển bị bít lối, ngư dân phải tập kết tàu thuyền cách xa vị trí cũ vài cây số, có nơi đến gần chục cây số như Lý Sơn, Quảng Ngãi. Việc đi lại khó khăn khiến cho nhiều ngư dân phải bỏ nghề, chuyển nghề và đối mặt với một tương lai chưa biết sẽ ra sao. Thuyền trưởng Huỳnh Văn Hai, Duy Hải, Duy Xuyên, Quảng Nam, chia sẻ với VOA: “Mai mốt đây là các công trình làm hết rồi cho nên đường sá ra biển người ta cấm, không cho đi theo đường cũ của mình, ra bãi ngang là không có đường đi được. Những người dân làm biển như tôi và ven bờ rất khó khăn.” Ngư dân Nguyễn Vĩnh Tám, Duy Hải, Duy Xuyên, Quảng Nam, chia sẻ với VOA: “Giờ đất tái định cư hay không tái định cư ở làng chài truyền thống này bị mua hết rồi. Mai mốt thì hắn làm nói sơ sơ là mình ra kéo cái dây vô, hắn cũng nghiêm cấm không cho kéo qua, không cho người đi lại thì nói rõ ràng là con nhà ngư dân cũng chết ngay thôi.” Thuyền trưởng Huỳnh Văn Hai, Duy Hải, Duy Xuyên, Quảng Nam, chia sẻ với VOA: “Thời gian đi thăm những tài sản của mình, đi tới đi lui tài sản của mình cũng rất khó khăn. Như thời Những bãi dương liễu, những cánh rừng chắn gió, chắn cát, rừng phòng hộ dọc các bờ biển bị phá tan hoang, bứng gốc và thay vào đó là những công trình bê tông cốt thép. Những bãi cát vàng thoai thoải, những đường mòn quen thuộc của các ngư dân đi và về mỗi chuyến ra khơi bỗng dưng trở nên xa lạ với hàng rào B40, kẽm gai hoặc tường bê tông. Và không có gì khó khăn cũng như đáng sợ hơn đối với các ngư dân là một buổi sáng đi ra biển, thấy mọi thứ trở nên xa lạ, ngay cả giọng nói cũng không còn quen thuộc và việc bước xuống mép nước để ra khơi trở thành bất khả. Ngư dân Nguyễn Vĩnh Tám, Duy Hải, Duy Xuyên, Quảng Nam, chia sẻ với VOA: “Hiện bây giờ một năm hai năm nữa còn dễ chút. Chứ năm năm, mười năm nữa Trung Quốc nó đến nó mua hết vùng biển này rồi thì khi hắn tới hắn làm hắn đóng cổng barie, đóng hết lại rồi chừa lại con đường nhỏ xí xi mình cũng hết đường ra biển luôn.” Và câu chuyện bít lối ra biển, khiến cho ngư dân trở nên co cụm, người dân sống ven biển trở thành những người tạm trú và bị lấy hết sinh kế không còn là chuyện riêng của một vùng miền nào tại Việt Nam, nơi nào có bờ biển thì nơi ấy có nỗi khổ của ngư dân. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, người nuôi trồng thủy sản ở Kim Sơn, Ninh Bình, chia sẻ với VOA: “Vùng biển ở đây tôm cá ô nhiễm nhiều quá, nuôi trồng thủy sản cũng xuống thấp lắm!” Thuyền trưởng Huỳnh Văn Hai, Duy Hải, Duy Xuyên, Quảng Nam, chia sẻ với VOA: “Mai này không có đường cũng khó khi dùng xe vận chuyển hải sản, như khi đưa đến nơi bán thì đã trưa rồi, ương rồi.” Những làng quê thanh bình ở vùng duyên hải, những con người cần cù với nắng mưa, những mớ khoai, mớ sắn phơi khô hay những mớ cá tươi buổi sáng mang ra chợ đầu làng để bán… Tất cả những gì tưởng như quen thuộc ấy đang dần trở nên xa lạ đối với người dân vùng duyên hải nói chung và ngư dân nói riêng. Những hàng rào, bê tông cốt thép của các công trình bờ biển đang dần lấy đi chút thơ mộng còn sót lại trong tâm hồn người bám biển.

XS
SM
MD
LG