Thánh đường Nha Trang “đối phó” với khách Trung Quốc
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang được khởi công xây dựng vào tháng Chín năm 1928 bởi Đức Cha Louis Vallet. Thánh đường Nha Trang tọa lạc trên một ngọn đồi cao, có thể nhìn bao quát thành phố Nha Trang và dường như mọi vị trí trong thành phố đều có thể ngước mắt nhìn thấy thập giá. Tuy không phải là cái nôi Ki Tô giáo của Nha Trang nhưng thánh đường Nha Trang mệnh danh là nơi hội tụ của lòng yêu kính Chúa và cũng là nơi tôn nghiêm bậc nhất thành phố biển này. Tuy nhiên, khi công nghiệp du lịch phát triển nóng ở Nha Trang cùng với hệ lụy khách Trung Quốc có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm, mọi chuyện trở nên rối rắm. Ông Huỳnh Tấn Yến, Ban bảo vệ nhà thờ Chính Tòa Nha Trang, chia sẻ với VOA: “Nhà thờ này bắt đầu xây năm 1928 đến năm 1833 cho nên đến nay là gần cả trăm năm rồi, Ông Hoàng Ngọc Nguyễn, Ban Phụng Vụ nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang, chia sẻ với VOA: “Nói chung thì nhà thờ không có chủ trương cho khách tham quan du lịch nhưng vì nhà thờ của mình có kiến trúc Gothic cổ nên người ta cũng yêu cầu cho khách tham quan. Thì nhà thờ vẫn mở cửa để phục vụ nhưng không có thu tiền thu phí gì cả, tất cả mọi thứ đều là tự nguyện. Nhưng có một hệ lụy đi kèm theo là khi người ta lên tham quan thì có trộm cướp, móc túi rồi thì xả rác không theo một quy định nào cả, xả rất là bừa bãi.” Ông Huỳnh Trung Tiết, Ban Bảo Vệ nhà thờ Chính Tòa Nha Trang, chia sẻ với VOA: “Chỉ có Trung Quốc là gây phiền nhiễu nhiều nhất. Tức là vấn đề trật tự, sinh hoạt, ăn nói. Như khách Âu thì họ đi có đoàn, có những người hướng dẫn viên nói họ nghe chứ Trung Quốc nói họ khó nghe, có nhiều lúc nó gây hấn nữa nhưng mình làm việc thì mình phải nhún nhường…” Với những con chiên ngoan đạo, những người yêu kính Chúa, thánh đường Nha Trang trong thời trước 1975 là nơi hết sức tôn nghiêm. Và sau gần nửa thế kỉ với nhiều thay đổi lịch sử, kinh tế du lịch Nha Trang phát triển một cách phì đại, khách du lịch từ Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam vượt khỏi khả năng quan sát và chịu đựng của người bản địa. Đây cũng là khoảng thời gian địa hạt tôn giáo ở mọi nơi trở nên xáo trộn bởi nhu cầu tham quan thuần túy. Ông Hoàng Ngọc Nguyễn, Ban Phụng Vụ nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang, chia sẻ với VOA: “Du lịch mà, người ta đi người ta ngó ngang, ngó ngửa, ngó dọc là chính. Có một số người, vấn đề ở đây là người ta được cái quyền, người ta tự cho mình cái quyền, người ta tới là mình phải phục vụ người ta. Chẳng hạn như phải mở cửa cho họ vào hoặc trong giờ thánh lễ thì người ta 1, 2, 3 là người ta được cái quyền vào chứ không ai có quyền ngăn cản.” Ông Huỳnh Trung Tiết, Ban Bảo Vệ nhà thờ Chính Tòa Nha Trang, chia sẻ với VOA: “Cái khó chịu của người Trung Quốc là dân trí, thứ hai là trình độ để giao tiếp. Như tiếng Anh, một cái tiếng quốc tế để giao tiếp nhưng đa số họ không hiểu tiếng Anh nên nhiều lúc mình nói mà họ không hiểu. Rồi thứ ba nữa là họ lên đây du lịch mà mình nói cái này họ nghe cái nọ. Nói chung chung là vấn đề dân trí của họ rất kém.” Ông Huỳnh Tấn Yến, Ban bảo vệ nhà thờ Chính Tòa Nha Trang, chia sẻ với VOA: “Có một số khách họ không ăn mặc cho nó nghiêm trang.” Ông Hoàng Ngọc Nguyễn, Ban Phụng Vụ nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang, chia sẻ với VOA: “Có lẽ là do tập tục, phong tục của người ta là không có cái trật tự và ăn nói là hơi to…” Ông Huỳnh Trung Tiết, Ban Bảo Vệ nhà thờ Chính Tòa Nha Trang, chia sẻ với VOA: “Mình không phải thành kiến với nó nhưng tại vì đa số nó phải chiếm thiểu số, cái đa số nó phải ảnh hưởng.” Như một biện pháp đối phó, đồng thời cũng là tạo ra quĩ môi sinh cho nhà thờ và khu vực liên cư liên địa, Ban Phụng Vụ và Bảo Vệ Nhà Thờ đã yêu cầu khách du lịch Trung Quốc phải trả phí mỗi người 10 ngàn đồng nếu muốn vào tham quan thờ, khách du lịch Việt Nam và các quốc gia khác không phải trả tiền khi vào thăm nhà thờ. Điều này gây p