Đường dẫn truy cập

Thảm sát Mỹ Lai: "Sự thất bại của nền tư pháp Hoa Kỳ"


Thảm sát Mỹ Lai: "Sự thất bại của nền tư pháp Hoa Kỳ"
please wait

No media source currently available

0:00 0:03:57 0:00

Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Những hình ảnh này được ghi lại vào một ngày cách đây đúng nửa thế kỉ, đánh dấu một trong những vết nhơ trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ. Vào ngày 16/03/1968, trên dưới 500 thường dân thôn Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em, bị các binh lính Mỹ thuộc Đại đội Charlie tàn sát. Sự việc bị giấu nhẹm, và chỉ được đưa ra ánh sáng một năm sau đó bởi những nỗ lực không biết mệt mỏi của các nhân chứng, cũng là quân nhân Mỹ, và báo giới Hoa Kỳ. Năm 1970, sau nhiều sự trì hoãn, quân đội Mỹ tiến hành xét xử những cá nhân liên quan đến vụ thảm sát Mỹ Lai, nhưng đây lại chính là sự thất bại của nền tư pháp Hoa Kỳ vào thời điểm đó, theo Giáo sư Gary Solis, giảng viên luật chiến tranh tại Đại học Georgetown, một cựu thẩm phán trong lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Giáo sư Gary Solis, giảng viên Luật chiến tranh tại Đh Georgetown: "Giới lãnh đạo quân đội đơn giản là không muốn thông tin về phiên toà xét xử vụ thảm sát Mỹ Lai xuất hiện trên báo chí, họ chỉ muốn nó biến mất, bởi nó khắc họa quân đội Mỹ nói riêng và người Mỹ nói chung quá tệ hại. Họ không muốn ai bị kết tội hết." Phát biểu tại buổi hội thảo mang tên 'Thảm sát Mỹ Lai: Lịch sử, bài học và những điều còn đọng lại', được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại thủ đô Washington D.C hôm 15/03/2018, Giáo sư Solis cho rằng có những người lính tham gia vụ Mỹ Lai, bị tình nghi có những hành vi cưỡng hiếp man rợ, nhưng không bị truy tố. Giáo sư Gary Solis, giảng viên Luật chiến tranh tại Đh Georgetown: "Bởi giới lãnh đạo quân đội không muốn công chúng biết đến mức độ khủng khiếp của những tội ác được thực hiện bởi quân nhân Hoa Kỳ tại Mỹ Lai, không muốn gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc chiến Việt Nam." Trong số 6 trường hợp được đưa ra xét xử trước toà án binh về tội bao che, xoá dấu vết, và phạm tội ác chiến tranh, chỉ duy nhất một người bị tuyên có tội, đó là Trung úy William Calley bị tuyên án chung thân về tội giết người. Trung úy William Calley được giảm án từ chung thân, xuống còn 10 năm tù, và đến năm 1974, Calley được ân xá, trả tự do. Sử gia Fred L. Borch thuộc Đoàn luật sư Quân đội "Chúng ta thường nghe là Tổng thống Richard Nixon ân xá cho Calley, đó là điều không đúng. Nhưng ông ấy có can thiệp vào vụ xử Calley." Nhà báo Trent Angers, tác giả cuốn Hugh Thompson: Người anh hùng Mỹ Lai bị lãng quên "Sau quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng, chúng tôi phát hiện ra rằng Tổng thống Richard Nixon đã khởi sự một chiến dịch cản trợ vụ xét xử thảm sát Mỹ Lai nhằm không để bất kì người Mỹ nào bị khép vào tội ác chiến tranh" Theo sử gia Fred L. Borch thuộc Đoàn luật sư Quân đội, phần lớn các binh lính có dính líu tới vụ thảm sát Mỹ Lai khi phiên tòa xảy ra đã giải ngũ, lúc này, bên duy nhất có thẩm quyền xét xử các cựu quân nhân là chính quyền VNCH. Sài gòn không tỏ ra sẵn sàng làm điều đó, và những người này nghiễm nhiên được miễn truy tố. Thậm chí, theo Tiến sĩ Erik Villard đến từ Trung tâm Quân sử Hoa Kỳ, một số nghị sĩ phía miền Nam Việt Nam còn gửi thư cho phía Mỹ, nói rằng thảm sát Mỹ Lai là trò tuyên truyền bịa đặt của Cộng sản, đừng nên để tâm. Tất nhiên, người Mỹ không thể không để tâm đến tội ác này, và cho đến bây giờ, những bài học rút ra từ vụ thảm sát vẫn còn mang tính thời sự. Chuẩn tướng Joseph B. Berger, Tư lệnh Cơ quan Dịch vụ Pháp lý Quân đội Mỹ: "Có những người vẫn chưa thể chấp nhận sự thật rằng quân nhân Hoa Kỳ có thể gây nên những tội ác như vậy. Nhưng với những bằng chứng rõ ràng cho thấy, chính chúng ta, người của quân đội chúng ta là người phải chịu trách nhiệm. Nước Mỹ đã mất nhiều năm trời để rút kinh nghiệm từ đó. "Chúng ta cần tăng cường huấn luyện quân nhân, tạo một môi trường đạo đức chỉ huy lành mạnh cũng như kĩ năng lãnh đạo trong nh

XS
SM
MD
LG