Cơ quan điều tra Bộ Công an Việt Nam hôm 14/12 đã cấp giấy chứng nhận cho một luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính trị.
Báo Pháp luật loan tin vào chiều tối ngày 14/12, luật sư Phan Trung Hoài, Phó chủ tịch liên đoàn Luật sư Việt Nam, đã được Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ông Đinh La Thăng.
Báo này nói ngay sau khi ông Thăng bị khởi tố và bắt tạm giam ngày 8/12, gia đình ông Đinh La Thăng đã có giấy mời ông Hoài làm luật sư bào chữa cho ông Thăng.
Báo Zing trích lời luật sư Hòai nói: "Cơ quan điều tra tạo điều kiện để tôi có được giấy chứng nhận sớm. Ngày 13/12 tôi có buổi làm việc với cơ quan điều tra để thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa thì ngay chiều nay 14/12, tôi đã nhận được giấy tờ."
Cơ quan điều tra tạo điều kiện để tôi có được giấy chứng nhận sớm. Ngày 13/12 tôi có buổi làm việc với cơ quan điều tra để thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa thì ngay chiều nay 14/12, tôi đã nhận được giấy tờ.Luật sư Phan Trung Hoài trả lời phỏng vấn báo Zing.vn
Trước đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), để điều tra về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.”
Truyền thông trong nước nói Bộ Công an đang tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án và thu hồi tài sản để sớm kết luận điều tra, truy tố và xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Báo Tuổi trẻ nói ngoài luật sư Hoài còn một luật sư khác thuộc đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội được gia đình ông Đinh La Thăng mời bào chữa, nhưng đến nay mới chỉ có ông Hoài được cấp giấy chứng nhận bào chữa.
Vụ ông Đinh La Thăng: TBT Trọng tung ‘cú đấm thép’
Vụ bắt giam ông Đinh La Thăng ‘có động cơ chính trị’?
Khởi tố Đinh La Thăng, TBT gửi thông điệp cứng rắn cho đối tượng kế tiếp
Ông Hoài, thành viên của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, từng tham gia bào chữa các vụ án tham nhũng trước đây như bào chữa cho ông Phạm Công Danh, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng, trong vụ án thất thoát 9.000 tỷ đồng, và bào chữa cho ông Võ Mạnh Cường trong vụ án buôn lậu xảy ra tại công ty cổ phần VN Pharma.
Khác với các vụ án về xâm phạm an ninh quốc gia, theo luật định, chính quyền không cho luật sư tham gia bào chữa, gặp thân chủ hay tiếp cận hồ sơ vụ án trong giai đoạn điều tra, và bản án không được công bố, trong khi các vụ án tham nhũng như trường hợp ông Đinh La Thăng lại được “tạo điều kiện” dễ dàng hơn.
Là người hành nghề bảo vệ một số công dân về vấn đề an ninh quốc gia như điều 88, điều 258, tôi hy vọng trong thời gian ngắn sắp tới, Bộ Công An và nhà nước Việt Nam nói chung, căn cứ vào nhu cầu trong kiến nghị của các luật sư, sẽ nghiên cứu và tạo điều kiện cho các luật sư chúng tôi bảo vệ khách hàng một cách tốt hơn.Luật sư Đặng Trọng Dũng
Về việc luật sư không được tiếp xúc với bị can, bị cáo trong giai đoạn điều tra đối với vụ án an ninh quốc gia, Luật sư Đặng Trọng Dũng ở thành phố Hồ Chí Minh cho VOA biết trong một cuộc phỏng vấn trước đây như sau:
“Vì vấn đề an ninh quốc gia mà không cho luật sư chúng tôi tham gia vào giao đoạn điều tra là một điều bất hợp lý. Tôi nghĩ Bộ Công An xem xét qui định này cũng là một điều rất cần thiết. Là người hành nghề bảo vệ một số công dân về vấn đề an ninh quốc gia như điều 88, điều 258, tôi hy vọng trong thời gian ngắn sắp tới, Bộ Công An và nhà nước Việt Nam nói chung, căn cứ vào nhu cầu trong kiến nghị của các luật sư, sẽ nghiên cứu và tạo điều kiện cho các luật sư chúng tôi bảo vệ khách hàng một cách tốt hơn.”