Vì sao nhân quyền Việt Nam quan trọng với Mỹ?
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Bốn ngày trước khi Thủ tướng Việt Nam công du Hoa Kỳ, một buổi điều trần nêu bật lý do vì sao tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam quan trọng đối với lợi ích quốc gia Hoa Kỳ được tổ chức tại trụ sở Quốc hội Mỹ. Buổi điều trần ngày 25/5 do dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu trong Hạ viện, chủ trì. Ông T. Kumar – Giám đốc Ban vận động Quốc tế, Ân xá Quốc tế: “Buổi điều trần ngày hôm nay là một cơ một rất tốt để cho chính phủ Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền, và qua đó gửi một thông điệp mạnh mẽ đến với giới lãnh đạo của Việt nam rằng Mỹ sẽ không thoả hiệp khi đề cập đến vấn đề nhân quyền, với bất kỳ lý do nào.” Theo dân biểu Chris Smith, buổi điều trần diễn ra vào thời điểm này là nhằm chuyển đến Tổng thống Donald Trump thông điệp về cuộc “khủng hoảng nhân quyền thầm lặng” tại Việt Nam, từ đó kêu gọi ông Trump đề cập đến vấn đề này trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đồng thời gây sức ép để chính quyền Hà Nội trả tự do cho những tù nhân lương tâm mà họ đang giam giữ, điều mà người tiền nhiệm của ông Trump, là ông Barack Obama, không làm được. Dân biểu Chris Smith – Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu của Hạ viện: “Năm ngoái, ông Obama đã bỏ lỡ một cơ hội rất lớn để phóng thích cho những tù nhân chính trị Việt Nam. Thay vào đó, ông ấy chỉ như đang đi nghỉ dưỡng. Tôi đã cảm thấy cực kỳ thất vọng với chuyến đi đó của ông Obama. Chúng tôi muốn ông ấy đề cập đến những cái tên cụ thể, nhưng ngay khi Tổng thống Obama rời đi, chính quyền Hà Nội lại bắt còn nhiều người hơn thế.” Với tư cách là những nhân chứng tại buổi điều trần, đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế cùng các tổ chức đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền Việt Nam như Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản đã liệt kê hồ sơ nhân quyền không mấy sáng sủa của Việt Nam thời gian qua. Các thành viên của buổi điều trần đều mong muốn Quốc hội Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo, đồng thời có chế tài nghiêm khắc nhắm vào những đối tượng cụ thể vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Có mặt trong buổi điều trần, chị của anh Nguyễn Hữu Tấn, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo vừa thiệt mạng với những vết cắt trên cổ trong khi bị tạm giam ở Vĩnh Long, không cầm được nước mắt khi trường hợp của em mình được đề cập đến. Chị Nguyễn Thị Mỹ Phượng cho biết gia đình chị tại Việt Nam đang sống trong sợ hãi, với sự đe doạ gián tiếp từ phía chính quyền. Ngày 31/05 tới đây, Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Toà Bạch Ốc. Nhiều người lo ngại rằng ông Trump, vốn chưa tỏ tín hiệu nào rõ ràng về vấn đề nhân quyền, sẽ không gây sức ép đủ để phía Việt Nam có những thay đổi trong tương lai gần.
Multimedia
-
23 Tháng 11, 2024
Ông Tô Lâm thăm Malaysia, nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất
-
22 Tháng 11, 2024
Đại sứ Mỹ: T-6C của Mỹ sẽ ‘hỗ trợ đắc lực’ đào tạo phi công Việt Nam
-
22 Tháng 11, 2024
Sri Lanka bắt nhóm phụ nữ Việt điều hành cơ sở mại dâm