Chuyên gia: Mỹ rút khỏi TPP, Việt Nam khó thoát Trung
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Việt Nam và các nước trong khu vực khó có thể cưỡng lại “lực hấp dẫn của Trung Quốc” trước sự thiếu vắng vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nhận định của Giám đốc đặc trách Nghiên cứu Châu Á thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại thủ đô Washington được đưa ra hôm 13/2 trong cuộc tọa đàm về quan hệ Mỹ- Trung, do Hội đồng này tổ chức. Đáp câu hỏi của VOA rằng không có TPP, liệu Việt Nam sẽ xích lại gần hơn với Trung Quốc hay không, bà Elizabeth Economy tỏ ra không mấy lạc quan: “Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta thực sự thoái lui đáng kể khỏi vị trí lãnh đạo ở Châu Á thì chúng ta sẽ để lại một khoảng trống. Và có thể Thủ tướng [Nhật Bản Shinzo] Abe sẽ trám vào ở một mức độ nào đó. Nhưng tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang ở vị thế sẵn sàng và sẵn lòng và có khả năng làm được điều này trong tư cách là đối tác thương mại lớn nhất đối với những nước trong khu vực, nếu không nhất thiết phải là nước đầu tư lớn nhất.” Tuy nhiên, theo ông Evan Medeiros, Giám đốc cao cấp phụ trách Châu Á sự vụ tại Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Obama 2013-2015, không nên quá bi quan về tình hình Việt Nam: “Lịch sử của Việt Nam là lịch sử của việc liên tục ‘đi dây’ giữa cường quốc lớn để tự bảo vệ mình. Tôi nghĩ rằng những nguyên nhân khiến Việt Nam lo ngại - về sự lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, về việc dễ bị ép buộc về kinh tế, về tranh chấp ở Biển Đông - không có nguyên nhân nào trong số này bi triệt tiêu với việc Donald Trump đắc cử. Tôi nghĩ rằng những lo ngại và cấm đoán ở Việt Nam về việc xích lại gần hơn với Trung Quốc vẫn còn. Tôi nghĩ Việt Nam, cũng giống như nhiều nước ở Châu Á, đang trong tư thế chờ và xem, hy vọng rằng mối quan hệ của họ sẽ đạt mức bình ổn với chính quyền Mỹ mới, tương tự như mức độ và chất lượng của chính quyền trước, nhưng đồng thời họ cũng đang làm điều mà những nước khác đang làm ở Châu Á, tập trung vào sự đa dạng hóa và khả năng phục hồi. Tôi nghĩ rằng đó là hai chiến lược nổi trội mà bạn sẽ thấy ở cấp độ quốc gia và quốc tế trong khu vực.” Dẫu còn nhiều ý kiến trái chiều, các chuyên gia tại cuộc toạ đàm đều nhất trí rằng năm nay sẽ có chỉ dấu rất rõ về mối quan hệ Việt- Mỹ khi Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 tới. “Tôi hy vọng một trong những cuộc trò chuyện giữa ông Trump và ông Abe trên lỗ số 12 khi họ chơi golf ở Mar-a-Lago là, ‘ông cần phải đến Châu Á, đến dự APEC và [Hội nghị Thượng định Đông Á]. Nếu ông ấy không đi, đó rõ ràng sẽ là một cú giáng mạnh vào mối quan hệ này,” ông Medeiros nhấn mạnh. Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một trong những trụ cột của chính sách xoay trục về Châu Á của cựu Tổng thống Barack Obama, nhắm mục tiêu liên kết Mỹ với những nước từ Việt Nam cho tới Canada, Chile để làm đối trọng với một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và mặt kinh tế và quân sự. Ngay trong ngày đầu nhậm chức, tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ ra khỏi TPP.
Multimedia
-
22 Tháng 11, 2024
Sri Lanka bắt nhóm phụ nữ Việt điều hành cơ sở mại dâm
-
21 Tháng 11, 2024
Việt Nam thúc đẩy kế hoạch tăng cường cung cấp điện than cho năm 2025
-
21 Tháng 11, 2024
Việt-Mỹ tổ chức đối thoại an ninh năng lượng
-
21 Tháng 11, 2024
5 máy bay huấn luyện không quân Việt Nam mua của Mỹ về đến Tân Sơn Nhất
-
20 Tháng 11, 2024
Mỹ xác định Việt Nam ‘không thao túng tiền tệ’