BẮC KINH —
Tại Trung Quốc, có các dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo cấp cao nhất tại một cuộc họp thượng đỉnh kín ở Bắc Kinh đang cứu xét các thay đổi quan trọng cho các cơ sở quốc doanh đầy thế lực và có liên hệ chính trị. Các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà nước, còn gọi là SOE này chiếm lãnh phần lớn nền kinh tế Trung Quốc và lâu nay vẫn bị giới chỉ trích coi là những trở ngại cho việc cải cách và kinh doanh tư nhân cũng như là nguồn gốc của tham nhũng. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Bill Ide ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Vào lúc giới lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh kín về cải cách ở Bắc Kinh, ngày càng có nhiều kỳ vọng rằng cuộc họp có thể tiết lộ một số thay đổi táo bạo.
Không đi sâu vào chi tiết, một bài xã luận hôm nay trên báo People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản, nói về sự cần thiết phải thay đổi bất chấp các rủi ro hay khó khăn. Bài báo cũng nói không thúc đẩy các cải cách sâu rộng hơn còn đem lại nhiều khó khăn hơn.
Tân Hoa Xã nói khi các cuộc họp kết thúc ngày mai, các cải cách sẽ mang các đặc điểm đột phá trong 3 lãnh vực - phát triển và chuyển biến, công bằng và công lý cũng như chính phủ và thị trường.
Ông Tôn Lập Kiên, một giáo sư kinh tế học tại trường Ðại học Phúc Ðán ở Thượng Hải, nói rằng một trong các thách thức chủ yếu sau cuộc họp sẽ là dành cho thị trường thêm quyền quyết định trong nền kinh tế.
“Chính phủ phải nới lỏng kiểm soát, giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và các doanh nghiệp để thị trường có thể dẫn đầu trong việc tạo dựng sự thịnh vượng.”
Theo ấn bản tiếng Anh của báo China Daily được nhà nước hậu thuẫn, sau khi các cuộc họp kết thúc, Trung Quốc sẽ tiến hành các biện pháp quan trọng hướng tới việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước và mở các doanh nghiệp này ra cho tư nhân đầu tư.
Bài báo trích thuật lời các giới chức thuộc Uỷ ban Thanh Tra và hành chính của nhà nước, một cơ quan chính phủ kiểm soát 112 doanh nghiệp lớn của nhà nước, nói rằng các nhà đầu tư tư nhân và các công ty sẽ được phép mua tới 15 phần trăm cổ phần trong các cơ sở kinh doanh nhà nước. Chưa rõ qua bản phúc trình liệu mỗi doanh nghiệp hay nhà đầu tư có thể có 15% cổ phần hay liệu mức hạn chế tư nhân là 15% tổng số.
Dù cách nào đi nữa, tín hiệu cho thấy cải cách cũng có thể phát xuất từ các doanh nghiệp nhà nước là một sự thay đổi đáng hoan nghênh. Các kỳ vọng trước đó là việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc có phần chắc sẽ không nằm trong nghị trình thảo luận của chính phủ. Những người đứng đầu một số doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc - nhiều người là cựu đảng viên – có ảnh hưởng lớn bên trong chính phủ và trong số các nhà lãnh đạo dự cuộc họp thượng đỉnh ở Bắc Kinh.
Ông Trương Ðiền Dư, phó giám đốc trường quản trị tại Ðại học Kinh doanh Hong Kong nói ý kiến đó dường như là một kinh nghiệm tốt.
“15%, cũng là từ số không đến 15% rồi. Tôi cho rằng đây là một bước lớn ban đầu mà họ đang thực hiện để cải cách các SOE, do đó có thể từng bước họ có thể giảm bớt hay tăng giới hạn này lên.”
Tuy nhiên, ông Trương nói thêm rằng nếu 15% là mức giới hạn, thì điều đó có nghĩa là nhà nước hay chính phủ vẫn còn nắm 85% và như thế có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ chỉ bỏ tiền của họ vào công ty. Ông Trương nói ông tự hỏi sẽ có bao nhiêu người đủ can đảm để làm như thế.
Ông Tôn Lập Kiên cho rằng cần đến những cải cách rộng lớn hơn để giúp thiết lập một sân chơi công bằng hơn cho các công ty tư nhân.
“Những người đạt thành quả tốt hơn phải được phần tài lực lớn hơn. Nói cách khác, sự phân phối nguồn lực không nên được phán xét qua khả năng trả tiền nhà đất của các doanh nghiệp. Khi có liên quan đến địa ốc của nhà nước, các ngân hàng sẽ dành sự đối xử đặc biệt cho các doanh nghiệp nhà nước. Tình hình này không thể kéo dài được nữa.”
Ông Tôn nói nếu các doanh nghiệp tư nhân được dành cho nhiều cơ hội cạnh tranh hơn thì họ có thể là phía được hưởng lợi nhiều nhất của vòng cải cách mới nhất của chính phủ lần.
Vào lúc giới lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh kín về cải cách ở Bắc Kinh, ngày càng có nhiều kỳ vọng rằng cuộc họp có thể tiết lộ một số thay đổi táo bạo.
Không đi sâu vào chi tiết, một bài xã luận hôm nay trên báo People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản, nói về sự cần thiết phải thay đổi bất chấp các rủi ro hay khó khăn. Bài báo cũng nói không thúc đẩy các cải cách sâu rộng hơn còn đem lại nhiều khó khăn hơn.
Tân Hoa Xã nói khi các cuộc họp kết thúc ngày mai, các cải cách sẽ mang các đặc điểm đột phá trong 3 lãnh vực - phát triển và chuyển biến, công bằng và công lý cũng như chính phủ và thị trường.
Ông Tôn Lập Kiên, một giáo sư kinh tế học tại trường Ðại học Phúc Ðán ở Thượng Hải, nói rằng một trong các thách thức chủ yếu sau cuộc họp sẽ là dành cho thị trường thêm quyền quyết định trong nền kinh tế.
“Chính phủ phải nới lỏng kiểm soát, giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và các doanh nghiệp để thị trường có thể dẫn đầu trong việc tạo dựng sự thịnh vượng.”
Theo ấn bản tiếng Anh của báo China Daily được nhà nước hậu thuẫn, sau khi các cuộc họp kết thúc, Trung Quốc sẽ tiến hành các biện pháp quan trọng hướng tới việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước và mở các doanh nghiệp này ra cho tư nhân đầu tư.
Bài báo trích thuật lời các giới chức thuộc Uỷ ban Thanh Tra và hành chính của nhà nước, một cơ quan chính phủ kiểm soát 112 doanh nghiệp lớn của nhà nước, nói rằng các nhà đầu tư tư nhân và các công ty sẽ được phép mua tới 15 phần trăm cổ phần trong các cơ sở kinh doanh nhà nước. Chưa rõ qua bản phúc trình liệu mỗi doanh nghiệp hay nhà đầu tư có thể có 15% cổ phần hay liệu mức hạn chế tư nhân là 15% tổng số.
Dù cách nào đi nữa, tín hiệu cho thấy cải cách cũng có thể phát xuất từ các doanh nghiệp nhà nước là một sự thay đổi đáng hoan nghênh. Các kỳ vọng trước đó là việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc có phần chắc sẽ không nằm trong nghị trình thảo luận của chính phủ. Những người đứng đầu một số doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc - nhiều người là cựu đảng viên – có ảnh hưởng lớn bên trong chính phủ và trong số các nhà lãnh đạo dự cuộc họp thượng đỉnh ở Bắc Kinh.
Ông Trương Ðiền Dư, phó giám đốc trường quản trị tại Ðại học Kinh doanh Hong Kong nói ý kiến đó dường như là một kinh nghiệm tốt.
“15%, cũng là từ số không đến 15% rồi. Tôi cho rằng đây là một bước lớn ban đầu mà họ đang thực hiện để cải cách các SOE, do đó có thể từng bước họ có thể giảm bớt hay tăng giới hạn này lên.”
Tuy nhiên, ông Trương nói thêm rằng nếu 15% là mức giới hạn, thì điều đó có nghĩa là nhà nước hay chính phủ vẫn còn nắm 85% và như thế có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ chỉ bỏ tiền của họ vào công ty. Ông Trương nói ông tự hỏi sẽ có bao nhiêu người đủ can đảm để làm như thế.
Ông Tôn Lập Kiên cho rằng cần đến những cải cách rộng lớn hơn để giúp thiết lập một sân chơi công bằng hơn cho các công ty tư nhân.
“Những người đạt thành quả tốt hơn phải được phần tài lực lớn hơn. Nói cách khác, sự phân phối nguồn lực không nên được phán xét qua khả năng trả tiền nhà đất của các doanh nghiệp. Khi có liên quan đến địa ốc của nhà nước, các ngân hàng sẽ dành sự đối xử đặc biệt cho các doanh nghiệp nhà nước. Tình hình này không thể kéo dài được nữa.”
Ông Tôn nói nếu các doanh nghiệp tư nhân được dành cho nhiều cơ hội cạnh tranh hơn thì họ có thể là phía được hưởng lợi nhiều nhất của vòng cải cách mới nhất của chính phủ lần.