Việt Nam đã tạo điều kiện cho Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Baer “gặp một số cá nhân Hoa Kỳ quan tâm” nhân cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 17 diễn tại Hà Nội hôm 12/4.
Đó là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, đưa ra ngày 17/4 sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ bất bình về việc giới hữu trách Việt Nam ngăn cản không cho hai nhà đấu tranh dân chủ gồm bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Văn Đài tiếp xúc với ông Baer như dự định. Hai nhà bất đồng chính kiến này trước đó đã được các giới chức Hoa Kỳ mời gặp để trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay lập tức bị luật sư Nguyễn Văn Đài mạnh mẽ phản bác:
“Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói như vậy là không trung thực. Trước đó, tôi được tòa đại sứ Mỹ thông báo rằng phía Việt Nam đã đồng ý cho Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ được gặp bất kỳ công dân nào của Việt Nam trong đó có tôi và bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Tuy nhiên, trên thực tế, trước (cuộc gặp dự kiến) một ngày, phía an ninh Việt Nam đã thông báo không cho chúng tôi đi gặp. Ngày hôm sau, nhà tôi và nhà bác sĩ Sơn bị lực lượng an ninh đông đảo hàng mấy chục người bao vây, phong tỏa kín. Tôi hỏi lý do, họ bảo: ‘Anh cứ báo với phía Hoa Kỳ là Bộ Công an Việt Nam không đồng ý’. Rất nhiều bạn bè của tôi đến chia sẻ cũng bị công an bắt đưa ra phường sách nhiễu nhiều giờ đồng hồ trước khi trả tự do cho họ.”
Luật sư Đài nói ông rất thất vọng về hành động ngăn cản quyền tự do công dân một cách tùy tiện và cả về cách hành xử không trung thực, đưa ra những lời tuyên bố sai sự thật của chính quyền Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói tại cuộc đối thoại nhân quyền vừa qua, Hà Nội đã chủ động cung cấp thông tin để làm rõ các thông tin sai lệch phản ánh không đúng tình hình nhân quyền thực tế tại Việt Nam.
Người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói thêm rằng việc duy trì đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác song phương.
Tuy không cho biết kết quả cụ thể của cuộc đối thoại nhân quyền năm nay, Bộ Ngoại giao của cả đôi bên Việt-Mỹ đều loan báo là đã đối thoại “thẳng thắn và xây dựng” về nhiều vấn đề trong đó có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, nhà nước pháp quyền, và bảo vệ các quyền con người tại Việt Nam.
Tuyên bố của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 18/4 cho biết tại cuộc gặp năm nay, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Baer nhấn mạnh với phía Việt Nam rằng tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với thương mại và đầu tư toàn cầu.
Ông Daniel Baer cũng hối thúc chính phủ Việt Nam phải chứng tỏ tiến bộ rõ ràng, cụ thể về vấn đề nhân quyền.
Ông Baer nói sỡ dĩ Washington quan tâm đến nhân quyền của Hà Nội, vấn đề được chính người dân Việt Nam nêu lên và tranh luận, là vì Hoa Kỳ muốn hợp tác chặt chẽ với một nước Việt Nam vững mạnh.
Hoa Kỳ hy vọng các cuộc đối thoại nhân quyền hằng năm với Việt Nam sẽ giúp thu hẹp cách biệt giữa các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế với các chính sách và cách thực thi nhân quyền tại Việt Nam.
Tuy nhiên, giới bảo vệ nhân quyền trong và ngoài nước cho rằng Hoa Kỳ cần có các hành động cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền ngoài các cuộc đối thoại ngoại giao trước thực trạng vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng tại Việt Nam.
Luật sư bảo vệ nhân quyền từng bị cầm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động công khai cổ xúy dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam, Nguyễn Văn Đài:
“Sự ủng hộ của chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ đối với những người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam và phong trào dân chủ Việt Nam xưa nay nhìn chung là rất tốt. Thế nhưng nó chưa thực sự đem lại hiệu quả. Cái này không phải do phía Hoa Kỳ mà hoàn toàn do phía chính quyền Việt Nam. Họ vẫn khăng khăng không chấp nhận những lời kêu gọi cải thiện nhân quyền từ chính phủ Hoa Kỳ và từ hầu hết các nước dân chủ văn minh trên thế giới. Tới thời điểm này, chính phủ Mỹ cần phải có hành động mạnh mẽ hơn nữa, vượt hơn những lời kêu gọi. Quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư với Hoa Kỳ có ảnh hưởng rất lớn nền kinh tế Việt Nam. Cho nên, Hoa Kỳ hoàn toàn có khả năng sử dụng tất cả các biện pháp từ ngoại giao, kinh tế, chính trị cho đến sự hợp tác an ninh-quốc phòng để tác động đến sự thay đổi chính sách của chính phủ cộng sản Việt Nam.”
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch kêu gọi Mỹ nêu rõ với Việt Nam rằng nếu muốn trở thành một đối tác quốc tế có trách nhiệm, chính phủ Hà Nội phải ngay lập tức thực thi các cam kết nhân quyền với quốc tế.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch Phil Robertson nói với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi muốn Mỹ phải áp lực Việt Nam công nhận các quyền tự do dân sự và chính trị của công dân mà Hà Nội đã nhất trí với thế giới. Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thường niên phải vượt xa hơn phạm vi chỉ là cuộc họp hằng năm và phải trở thành một trọng điểm trong mối bang giao hai nước. Việt Nam đang tìm ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong giai đoạn 2014-2016, Hoa Kỳ cần phải nói rõ với Việt Nam rằng sự ủng hộ từ Mỹ và các nước khác trên thế giới đối với Việt Nam trong nỗ lực này chỉ có khi và chỉ khi có các cải thiện đáng kể về nhân quyền tại Việt Nam.”
Human Rights Watch thống kê rất nhiều trường hợp phản kháng ôn hòa bị quy tội hình sự tại Việt Nam, với ít nhất 40 người bị kết tội và bị tuyên án tù vào năm ngoái trong các phiên xử bất công.
Human Rights Watch cho biết trong một tháng rưỡi đầu năm nay đã có thêm ít nhất 40 nạn nhân nữa bị buộc tội tại các phiên tòa chính trị trong nỗ lực ngăn chặn những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước ngày một gia tăng tại Việt Nam.
Đó là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, đưa ra ngày 17/4 sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ bất bình về việc giới hữu trách Việt Nam ngăn cản không cho hai nhà đấu tranh dân chủ gồm bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Văn Đài tiếp xúc với ông Baer như dự định. Hai nhà bất đồng chính kiến này trước đó đã được các giới chức Hoa Kỳ mời gặp để trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay lập tức bị luật sư Nguyễn Văn Đài mạnh mẽ phản bác:
“Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói như vậy là không trung thực. Trước đó, tôi được tòa đại sứ Mỹ thông báo rằng phía Việt Nam đã đồng ý cho Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ được gặp bất kỳ công dân nào của Việt Nam trong đó có tôi và bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Tuy nhiên, trên thực tế, trước (cuộc gặp dự kiến) một ngày, phía an ninh Việt Nam đã thông báo không cho chúng tôi đi gặp. Ngày hôm sau, nhà tôi và nhà bác sĩ Sơn bị lực lượng an ninh đông đảo hàng mấy chục người bao vây, phong tỏa kín. Tôi hỏi lý do, họ bảo: ‘Anh cứ báo với phía Hoa Kỳ là Bộ Công an Việt Nam không đồng ý’. Rất nhiều bạn bè của tôi đến chia sẻ cũng bị công an bắt đưa ra phường sách nhiễu nhiều giờ đồng hồ trước khi trả tự do cho họ.”
Trước cuộc gặp 1 ngày, an ninh Việt Nam thông báo không cho chúng tôi đi gặp. Ngày hôm sau, nhà tôi và nhà bác sĩ Sơn bị lực lượng an ninh đông đảo hàng mấy chục người bao vây, phong tỏa kín. Tôi hỏi lý do, họ bảo: ‘Anh cứ báo với phía Hoa Kỳ là Bộ Công an Việt Nam không đồng ý’...Luật sư Nguyễn Văn Ðài.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói tại cuộc đối thoại nhân quyền vừa qua, Hà Nội đã chủ động cung cấp thông tin để làm rõ các thông tin sai lệch phản ánh không đúng tình hình nhân quyền thực tế tại Việt Nam.
Người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói thêm rằng việc duy trì đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác song phương.
Tuy không cho biết kết quả cụ thể của cuộc đối thoại nhân quyền năm nay, Bộ Ngoại giao của cả đôi bên Việt-Mỹ đều loan báo là đã đối thoại “thẳng thắn và xây dựng” về nhiều vấn đề trong đó có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, nhà nước pháp quyền, và bảo vệ các quyền con người tại Việt Nam.
Tuyên bố của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 18/4 cho biết tại cuộc gặp năm nay, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Baer nhấn mạnh với phía Việt Nam rằng tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với thương mại và đầu tư toàn cầu.
Ông Daniel Baer cũng hối thúc chính phủ Việt Nam phải chứng tỏ tiến bộ rõ ràng, cụ thể về vấn đề nhân quyền.
Ông Baer nói sỡ dĩ Washington quan tâm đến nhân quyền của Hà Nội, vấn đề được chính người dân Việt Nam nêu lên và tranh luận, là vì Hoa Kỳ muốn hợp tác chặt chẽ với một nước Việt Nam vững mạnh.
Chính phủ Mỹ cần phải có hành động mạnh mẽ hơn nữa, vượt hơn những lời kêu gọi...Hoa Kỳ hoàn toàn có khả năng sử dụng tất cả các biện pháp từ ngoại giao, kinh tế, chính trị cho đến sự hợp tác an ninh-quốc phòng để tác động đến sự thay đổi chính sách của chính phủ cộng sản Việt Nam...Luật sư Nguyễn Văn Ðài.
Tuy nhiên, giới bảo vệ nhân quyền trong và ngoài nước cho rằng Hoa Kỳ cần có các hành động cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền ngoài các cuộc đối thoại ngoại giao trước thực trạng vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng tại Việt Nam.
Luật sư bảo vệ nhân quyền từng bị cầm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động công khai cổ xúy dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam, Nguyễn Văn Đài:
“Sự ủng hộ của chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ đối với những người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam và phong trào dân chủ Việt Nam xưa nay nhìn chung là rất tốt. Thế nhưng nó chưa thực sự đem lại hiệu quả. Cái này không phải do phía Hoa Kỳ mà hoàn toàn do phía chính quyền Việt Nam. Họ vẫn khăng khăng không chấp nhận những lời kêu gọi cải thiện nhân quyền từ chính phủ Hoa Kỳ và từ hầu hết các nước dân chủ văn minh trên thế giới. Tới thời điểm này, chính phủ Mỹ cần phải có hành động mạnh mẽ hơn nữa, vượt hơn những lời kêu gọi. Quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư với Hoa Kỳ có ảnh hưởng rất lớn nền kinh tế Việt Nam. Cho nên, Hoa Kỳ hoàn toàn có khả năng sử dụng tất cả các biện pháp từ ngoại giao, kinh tế, chính trị cho đến sự hợp tác an ninh-quốc phòng để tác động đến sự thay đổi chính sách của chính phủ cộng sản Việt Nam.”
Chúng tôi muốn Mỹ phải áp lực Việt Nam công nhận các quyền tự do dân sự và chính trị của công dân mà Hà Nội đã nhất trí với thế giới. Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thường niên phải vượt xa hơn phạm vi chỉ là cuộc họp hằng năm...Phil Robertson, HRW.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch Phil Robertson nói với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi muốn Mỹ phải áp lực Việt Nam công nhận các quyền tự do dân sự và chính trị của công dân mà Hà Nội đã nhất trí với thế giới. Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thường niên phải vượt xa hơn phạm vi chỉ là cuộc họp hằng năm và phải trở thành một trọng điểm trong mối bang giao hai nước. Việt Nam đang tìm ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong giai đoạn 2014-2016, Hoa Kỳ cần phải nói rõ với Việt Nam rằng sự ủng hộ từ Mỹ và các nước khác trên thế giới đối với Việt Nam trong nỗ lực này chỉ có khi và chỉ khi có các cải thiện đáng kể về nhân quyền tại Việt Nam.”
Human Rights Watch thống kê rất nhiều trường hợp phản kháng ôn hòa bị quy tội hình sự tại Việt Nam, với ít nhất 40 người bị kết tội và bị tuyên án tù vào năm ngoái trong các phiên xử bất công.
Human Rights Watch cho biết trong một tháng rưỡi đầu năm nay đã có thêm ít nhất 40 nạn nhân nữa bị buộc tội tại các phiên tòa chính trị trong nỗ lực ngăn chặn những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước ngày một gia tăng tại Việt Nam.