Liên Hiệp Quốc và Liên hiệp châu Phi dự định tìm thêm ngân quỹ vào đầu năm tới để thực thi một chiến lược chống lại lực lượng nổi dậy có tên gọi Đội quân Kháng chiến của Thượng đế (LRA). Lực lượng này vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công ở Trung Phi.
Ông Abou Moussa, người đứng đầu Văn phòng Khu vực Trung Phi của Liên Hiệp Quốc (UNOCA), hôm qua nói với Hội đồng Bảo an rằng hòa bình và an ninh tại khu vực đã cải thiện. Nhưng ông nói rằng tình trạng bạo lực do các nhóm vũ trang LRA gây ra vẫn tiếp diễn, trong khi văn phòng của ông tìm cách thực hiện các chiến lược nhiều bước, vốn được Hội đồng thông qua hồi tháng Sáu.
Các nhóm nhân quyền và những tổ chức cứu trợ đã chỉ trích điều họ cho là tiến bộ chậm chạp trong việc thực hiện kế hoạch của LHQ.
Hoa Kỳ cho biết nước này hoàn toàn ủng hộ chiến lược vừa kể, nhưng kêu gọi Liên Hiệp Quốc đóng ‘vai trò quan trọng’ trong việc gia tăng bảo vệ thường dân. Phó Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Jeffrey DeLaurentis hôm qua cũng nói rằng loại bỏ LRA cần tới ‘một quyết tâm không lay chuyển” từ các quốc gia trong khu vực.
LRA từng hoạt động ở bắc Uganda, và bị cáo buộc giết người, bắt cóc và tùng xẻo hàng chục nghìn người khắp Trung Phi trong vòng 25 năm qua. Thủ lĩnh của nhóm này, Joseph Kony, hiện bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã.
Trong một báo cáo gửi cho hội đồng hôm qua, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói rằng năm nay LRA vẫn hoạt động tại Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Phó đại diện Anh tại Liên Hiệp Quốc, Philip Parham, nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt tiến bộ thêm nữa về các vấn đề chính trị, phát triển, nhân đạo và gìn giữ hòa bình trong khu vực, nhưng nói rằng mối đe dọa của LRA có thể được chấm dứt trong tương lai gần.
Ông Abou Moussa, người đứng đầu Văn phòng Khu vực Trung Phi của Liên Hiệp Quốc (UNOCA), hôm qua nói với Hội đồng Bảo an rằng hòa bình và an ninh tại khu vực đã cải thiện. Nhưng ông nói rằng tình trạng bạo lực do các nhóm vũ trang LRA gây ra vẫn tiếp diễn, trong khi văn phòng của ông tìm cách thực hiện các chiến lược nhiều bước, vốn được Hội đồng thông qua hồi tháng Sáu.
Các nhóm nhân quyền và những tổ chức cứu trợ đã chỉ trích điều họ cho là tiến bộ chậm chạp trong việc thực hiện kế hoạch của LHQ.
Hoa Kỳ cho biết nước này hoàn toàn ủng hộ chiến lược vừa kể, nhưng kêu gọi Liên Hiệp Quốc đóng ‘vai trò quan trọng’ trong việc gia tăng bảo vệ thường dân. Phó Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Jeffrey DeLaurentis hôm qua cũng nói rằng loại bỏ LRA cần tới ‘một quyết tâm không lay chuyển” từ các quốc gia trong khu vực.
LRA từng hoạt động ở bắc Uganda, và bị cáo buộc giết người, bắt cóc và tùng xẻo hàng chục nghìn người khắp Trung Phi trong vòng 25 năm qua. Thủ lĩnh của nhóm này, Joseph Kony, hiện bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã.
Trong một báo cáo gửi cho hội đồng hôm qua, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói rằng năm nay LRA vẫn hoạt động tại Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Phó đại diện Anh tại Liên Hiệp Quốc, Philip Parham, nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt tiến bộ thêm nữa về các vấn đề chính trị, phát triển, nhân đạo và gìn giữ hòa bình trong khu vực, nhưng nói rằng mối đe dọa của LRA có thể được chấm dứt trong tương lai gần.