Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhấn mạnh với Tổng thống Rwanda Paul Kagame về tầm quan trọng của việc ‘vĩnh viễn chấm dứt mọi sự hỗ trợ’ dành cho các phiến quân tại nước láng giềng Cộng hòa Dân chủ Congo.
Một ban chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đã cáo buộc Rwanda và Uganda hỗ trợ nhóm nổi dậy M23, là nhóm mới đây đã rút khỏi Goma sau khi chiếm giữ thị trấn nằm ở phía đông Congo. Cả Rwanda và Uganda đã phủ nhận những lời cáo buộc đó.
Tòa Bạch Ốc cho biết, trong một cuộc điện đàm hôm qua, ông Obam đã hối thúc ông Kagame thực hiện các cam kết đã đưa ra trong các cuộc đàm phán hòa bình khu vực nhằm tìm kiếm một thỏa thuận chính trị bao gồm việc chấm dứt ‘tình trạng phạm tội mà không bị trừng phạt cho các chỉ huy M23’ từng vi phạm nhân quyền.
Ông Obama nói rằng cuộc khủng hoảng nên chấm dứt bằng một thỏa thuận bảo đảm chủ quyền của Cộng hòa Dân chủ Congo, cũng như giải quyết vấn đề an ninh khu vực cũng như các vấn đề kinh tế và cai trị.
Trong khi đó, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các lệnh trừng phạt mới đối với hai nhà lãnh đạo cấp cao của M23 vì đã sử dụng các binh sĩ trẻ em cũng như tham gia các hoạt động góp phần vào xung đột ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Cũng hôm qua, các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc cho biết các kết quả điều tra sơ bộ về các cáo buộc vi phạm ở Minova, gần Goma, hồi tháng trước, cho thấy 126 trường hợp hãm hiếp và 2 vụ giết người đã được ghi nhận.
Một bản báo cáo đẩy đủ của Liên Hiệp Quốc về các cáo buộc này sẽ được công bố vào tháng Giêng.
Các binh sĩ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc trong những ngày qua đã gia tăng các cuộc tuần tra ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo DRC sau khi nhận được thông tin về sự hiện hiện của các chiến binh M23 quanh Goma.
Hồi cuối tháng 11, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết, yêu cầu quân nổi dậy rời khỏi thành phố và chấm dứt bất kỳ cuộc tiến quân nào.
M23 gồm các cựu phiến quân từng được sáp nhập vào quân đội Congo theo một thỏa thuận hòa bình năm 2009. Các phiến quân đã đã đào ngũ hồi đầu năm nay vì cho rằng họ bị kỳ thị và đối xử tệ.
Cuộc giao tranh đã làm thất tán hơn 100.000 người ở tỉnh Bắc Kivu của Congo, làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo vốn đã tệ hại tại khu vực này.
Một ban chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đã cáo buộc Rwanda và Uganda hỗ trợ nhóm nổi dậy M23, là nhóm mới đây đã rút khỏi Goma sau khi chiếm giữ thị trấn nằm ở phía đông Congo. Cả Rwanda và Uganda đã phủ nhận những lời cáo buộc đó.
Tòa Bạch Ốc cho biết, trong một cuộc điện đàm hôm qua, ông Obam đã hối thúc ông Kagame thực hiện các cam kết đã đưa ra trong các cuộc đàm phán hòa bình khu vực nhằm tìm kiếm một thỏa thuận chính trị bao gồm việc chấm dứt ‘tình trạng phạm tội mà không bị trừng phạt cho các chỉ huy M23’ từng vi phạm nhân quyền.
Ông Obama nói rằng cuộc khủng hoảng nên chấm dứt bằng một thỏa thuận bảo đảm chủ quyền của Cộng hòa Dân chủ Congo, cũng như giải quyết vấn đề an ninh khu vực cũng như các vấn đề kinh tế và cai trị.
Trong khi đó, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các lệnh trừng phạt mới đối với hai nhà lãnh đạo cấp cao của M23 vì đã sử dụng các binh sĩ trẻ em cũng như tham gia các hoạt động góp phần vào xung đột ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Cũng hôm qua, các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc cho biết các kết quả điều tra sơ bộ về các cáo buộc vi phạm ở Minova, gần Goma, hồi tháng trước, cho thấy 126 trường hợp hãm hiếp và 2 vụ giết người đã được ghi nhận.
Một bản báo cáo đẩy đủ của Liên Hiệp Quốc về các cáo buộc này sẽ được công bố vào tháng Giêng.
Các binh sĩ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc trong những ngày qua đã gia tăng các cuộc tuần tra ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo DRC sau khi nhận được thông tin về sự hiện hiện của các chiến binh M23 quanh Goma.
Hồi cuối tháng 11, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết, yêu cầu quân nổi dậy rời khỏi thành phố và chấm dứt bất kỳ cuộc tiến quân nào.
M23 gồm các cựu phiến quân từng được sáp nhập vào quân đội Congo theo một thỏa thuận hòa bình năm 2009. Các phiến quân đã đã đào ngũ hồi đầu năm nay vì cho rằng họ bị kỳ thị và đối xử tệ.
Cuộc giao tranh đã làm thất tán hơn 100.000 người ở tỉnh Bắc Kivu của Congo, làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo vốn đã tệ hại tại khu vực này.