Từ suốt tuần qua, trên một số trang mạng bên trong và bên ngoài Việt Nam có lời kêu gọi biểu tình vào ngày Chủ nhật, 22 tháng 7, tại một số thành phố lớn để phản đối lập trường Trung Quốc tại Biển Đông.
Đối với Hà Nội, đây là lần thứ ba trong năm nay có lời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc. Hai lần trước, ngày 1 và 8 tháng 7, đều bị giải tán vào lúc bắt đầu tụ tập.
Tối thứ Bảy, 21 tháng 7, giờ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn cho biết:
“Hiện nay chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam là không cho biểu tình nữa. Họ đã theo dõi chặt chẽ các hạt nhân của phong trào đường phố, như cụ Lê Hiền Đức, các luật sư Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài và cá nhân tôi đều bị triệu tập làm việc liên tục, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật. Tất cả đều bị đặt chốt canh gác trước nhà. Họ vô hiệu hóa toàn bộ những người có khả năng đứng ra tổ chức hoặc làm mũi nhọn của cuộc biểu tình. Đối với những người ở tỉnh định tham gia biểu tình thì đã có những chốt canh gác ở các tuyến đường liên tỉnh và quốc lộ, ví dụ từ Hà Nội đi Hưng Yên, đều bị công an ngăn chặn. Do đó, tôi khẳng định sẽ không có biểu tình nổ ra vào ngày mai.”
Tuy nhiên, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn nói, khác với những lần trước, đảng Cộng sản những lần mới đây đã giảm bớt những vụ trù dập thô bạo, lộ liễu, trắng trợn, đổ máu, tránh cảnh đạp vào mặt người biểu tình giống như trước.
Ông giải thích tại sao Quốc hội thông qua Luật Biển, khẳng định Trường Sa và Hoang Sa là của Việt Nam, nhưng đảng Cộng sản lại cấm biểu tình chống Trung Quốc đang lấn chiếm hai quần đảo này:
“Chính quyền sợ các cuộc biểu tình lan rộng sẽ biến tướng thành những cuộc biểu tình chống chế độ. Cách đây 67 năm, đảng Cộng sản cũng cướp được chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, thông qua cuộc biểu tình trước Nhà Hát Lớn, lan sang Bắc Bộ Phủ ngày 19 tháng 8, sau đó lan ra cả nước, cho nên họ rất sợ lập lại tiền lệ lịch sử đó; trong bối cảnh nhân dân cả nước muốn có một chính phủ có trách nhiệm, đủ khả năng lãnh đạo nhân dân giữ gìn biển đảo, ngoài chuyện phát triển kinh tế đất nước. Trong khi đó, đảng Cộng sản hiện nay có khả năng kém cỏi, chỉ quan tâm đến chuyện nắm giữ quyền lực, cho nên họ rất sợ phong trào xuống đường của quần chúng yêu nước.”
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn cho biết ông đã được công an thông báo “anh không được ra đường ngày mai, nếu anh từ chối thì chúng tôi có biện pháp áp giải anh về nhà.”
Trong lúc nhà báo Nguyễn Khắc Toàn nói chuyện với VOA, có ông Bùi Đình Toàn, Thượng úy Công an phường Tràng Tiền đến mời nhà báo “đi uống cà phê.” Phóng viên VOA nhờ nhà báo này chuyển máy để trao đổi với viên công an này, nhưng anh công an thoái thác.
Ngày 13 tháng 7, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã phát biểu trước kỳ họp bế mạc của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội rằng “các thế lực thù địch và một số cơ hội chính trị đã kích động người dân” đi biểu tình.
Chị Dương Thị Xuân, một nhà hoạt động khác, nhận xét:
“Ông Thảo có tham gia biểu tình đâu mà biết được thực chất của cuộc biểu tình. Một khi đất nước bị xâm lăng thì mọi người dân cần ý thức về vận mệnh của tổ quốc mình.”
Chị Dương Thị Xuân cho biết hiện nay chị không bị nhà chức trách theo dõi vì kể từ khi nhà của chị “bị chính quyền phá tan hoang,” chị không có địa chỉ cố định, phải đi ở nhờ nhà người này người khác nên công an không quản chế được.
Khác với nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, chị Xuân tin sẽ có biểu tình ngày Chủ nhật:
“Tôi không đồng ý với anh Toàn. Tôi tin chắc cuộc biểu tình ngày mai sẽ xảy ra, và nếu nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp thì nó sẽ dẫn đến những cuộc biểu tình khác mạnh mẽ hơn, dữ dội hơn, vì nhân dân Việt Nam hiện nay rất căm phẫn trước việc nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên cho tàu xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.”
Một cặp vợ chồng cao niên khác, thường có mặt trong các cuộc biểu tình trước đây, cho VOA biết họ đang bị công an cấm cửa.
Ông Lê Gia Khánh, 80 tuổi, và bà Phùng Thị Trâm, 70 tuổi, nói rằng từ sáng thứ Bảy luôn luôn có khoảng một chục công an đứng trước cửa nhà hai ông bà. Cặp vợ chồng này nói thậm chí muốn đi đâu mua bán cái gì cũng không được. Họ được trả lời “cho đáng kiếp.”
<br /><br />
Đối với Hà Nội, đây là lần thứ ba trong năm nay có lời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc. Hai lần trước, ngày 1 và 8 tháng 7, đều bị giải tán vào lúc bắt đầu tụ tập.
Tối thứ Bảy, 21 tháng 7, giờ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn cho biết:
“Hiện nay chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam là không cho biểu tình nữa. Họ đã theo dõi chặt chẽ các hạt nhân của phong trào đường phố, như cụ Lê Hiền Đức, các luật sư Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài và cá nhân tôi đều bị triệu tập làm việc liên tục, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật. Tất cả đều bị đặt chốt canh gác trước nhà. Họ vô hiệu hóa toàn bộ những người có khả năng đứng ra tổ chức hoặc làm mũi nhọn của cuộc biểu tình. Đối với những người ở tỉnh định tham gia biểu tình thì đã có những chốt canh gác ở các tuyến đường liên tỉnh và quốc lộ, ví dụ từ Hà Nội đi Hưng Yên, đều bị công an ngăn chặn. Do đó, tôi khẳng định sẽ không có biểu tình nổ ra vào ngày mai.”
Tuy nhiên, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn nói, khác với những lần trước, đảng Cộng sản những lần mới đây đã giảm bớt những vụ trù dập thô bạo, lộ liễu, trắng trợn, đổ máu, tránh cảnh đạp vào mặt người biểu tình giống như trước.
Ông giải thích tại sao Quốc hội thông qua Luật Biển, khẳng định Trường Sa và Hoang Sa là của Việt Nam, nhưng đảng Cộng sản lại cấm biểu tình chống Trung Quốc đang lấn chiếm hai quần đảo này:
“Chính quyền sợ các cuộc biểu tình lan rộng sẽ biến tướng thành những cuộc biểu tình chống chế độ. Cách đây 67 năm, đảng Cộng sản cũng cướp được chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, thông qua cuộc biểu tình trước Nhà Hát Lớn, lan sang Bắc Bộ Phủ ngày 19 tháng 8, sau đó lan ra cả nước, cho nên họ rất sợ lập lại tiền lệ lịch sử đó; trong bối cảnh nhân dân cả nước muốn có một chính phủ có trách nhiệm, đủ khả năng lãnh đạo nhân dân giữ gìn biển đảo, ngoài chuyện phát triển kinh tế đất nước. Trong khi đó, đảng Cộng sản hiện nay có khả năng kém cỏi, chỉ quan tâm đến chuyện nắm giữ quyền lực, cho nên họ rất sợ phong trào xuống đường của quần chúng yêu nước.”
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn cho biết ông đã được công an thông báo “anh không được ra đường ngày mai, nếu anh từ chối thì chúng tôi có biện pháp áp giải anh về nhà.”
Trong lúc nhà báo Nguyễn Khắc Toàn nói chuyện với VOA, có ông Bùi Đình Toàn, Thượng úy Công an phường Tràng Tiền đến mời nhà báo “đi uống cà phê.” Phóng viên VOA nhờ nhà báo này chuyển máy để trao đổi với viên công an này, nhưng anh công an thoái thác.
Ngày 13 tháng 7, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã phát biểu trước kỳ họp bế mạc của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội rằng “các thế lực thù địch và một số cơ hội chính trị đã kích động người dân” đi biểu tình.
Chị Dương Thị Xuân, một nhà hoạt động khác, nhận xét:
“Ông Thảo có tham gia biểu tình đâu mà biết được thực chất của cuộc biểu tình. Một khi đất nước bị xâm lăng thì mọi người dân cần ý thức về vận mệnh của tổ quốc mình.”
Chị Dương Thị Xuân cho biết hiện nay chị không bị nhà chức trách theo dõi vì kể từ khi nhà của chị “bị chính quyền phá tan hoang,” chị không có địa chỉ cố định, phải đi ở nhờ nhà người này người khác nên công an không quản chế được.
Khác với nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, chị Xuân tin sẽ có biểu tình ngày Chủ nhật:
“Tôi không đồng ý với anh Toàn. Tôi tin chắc cuộc biểu tình ngày mai sẽ xảy ra, và nếu nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp thì nó sẽ dẫn đến những cuộc biểu tình khác mạnh mẽ hơn, dữ dội hơn, vì nhân dân Việt Nam hiện nay rất căm phẫn trước việc nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên cho tàu xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.”
Một cặp vợ chồng cao niên khác, thường có mặt trong các cuộc biểu tình trước đây, cho VOA biết họ đang bị công an cấm cửa.
Ông Lê Gia Khánh, 80 tuổi, và bà Phùng Thị Trâm, 70 tuổi, nói rằng từ sáng thứ Bảy luôn luôn có khoảng một chục công an đứng trước cửa nhà hai ông bà. Cặp vợ chồng này nói thậm chí muốn đi đâu mua bán cái gì cũng không được. Họ được trả lời “cho đáng kiếp.”
<br /><br />