Công ty dầu khí quốc doanh Ấn Ðộ ONGC sẽ tiếp tục khai thác dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam thuộc vùng Biển Ðông bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Bản tin hôm 19/7 của Dow Jones cho hay công ty ONGC Videsh Ltd., chi nhánh đầu tư nước ngoài của ONGC, đã chấp nhận đề xuất của Việt Nam để tiếp tục hoạt động ở Lô 128 trên Biển Đông sau khi Hà Nội quyết định gia hạn hợp đồng khai thác dầu khí cho công ty Ấn Độ tại Lô này thêm 2 năm nữa và đề nghị cung cấp thêm số liệu để giúp cho hoạt động thăm dò khai thác của công ty này hiệu quả hơn.
Hành động này của ONGC là một quyết định hoàn toàn thay đổi so với quyết định cách đây không lâu của công ty này khi họ thông báo với phía Việt Nam rằng công ty sẽ rời khỏi Lô 128 vì lý do thương mại và kỹ thuật.
Theo các phân tích gia, quyết định tiếp tục ở lại khai thác tại vùng biển Ðông của công ty Ấn Ðộ sẽ giúp tăng cường quan hệ giữa Ấn Ðộ và Việt Nam, nhưng sẽ khiến Trung Quốc tức giận bởi Trung Quốc vốn lâu nay vẫn phản đối sự hiện diện của Ấn Ðộ ở khu vực mà họ tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Hồi năm 2011, chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo ONGC rằng hoạt động khai thác ngoài khơi của họ vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Bất chấp những sự phản đối của Trung Quốc đối với hoạt động hợp tác về năng lượng giữa Ấn Ðộ và Việt Nam ở vùng Biển Ðông, hai nước Việt - Ấn đã ký kết một hiệp định hồi tháng 10 năm ngoái nhằm mở rộng việc hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí, lọc dầu cũng như giao thông vận tải trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới Ấn Ðộ.
Tới tháng 6 vừa qua, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc lại loan báo mời các công ty nước ngoài dự thầu thăm dò-khai thác 9 lô dầu khí trên biển Ðông, trong đó có Lô 128 mà Ấn Ðộ đã trúng thầu hợp đồng của Việt Nam để khai thác.
Tin tức cho hay, hành động này là để đáp trả việc Việt Nam ban hành Luật Biển Việt Nam nhằm khẳng định quyền kiểm soát của Việt Nam đối với các khu vực ngoài khơi và các hòn đảo. Trung Quốc đã lên tiếng cực lực chỉ trích và gọi Luật Biển Việt Nam là ‘phi pháp’ và ‘vô giá trị’.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam PetroVietnam đã kêu gọi Trung Quốc hủy bỏ lời mời thầu đối với những lô này và nói rằng những lô đó nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam và đã kêu gọi các công ty nước ngoài không nên tham gia đấu thầu đối với những lô này.
PetroVietnam cũng lưu ý rằng công ty ONGC, Gazprom OAO (GAZP.RS) và Exxon Mobil Corp. (XOM) đã và đang hoạt động tại những khu vực này trong nhiều năm qua.
Nguồn: Dow Jones, VOV, Livemint.com
Bản tin hôm 19/7 của Dow Jones cho hay công ty ONGC Videsh Ltd., chi nhánh đầu tư nước ngoài của ONGC, đã chấp nhận đề xuất của Việt Nam để tiếp tục hoạt động ở Lô 128 trên Biển Đông sau khi Hà Nội quyết định gia hạn hợp đồng khai thác dầu khí cho công ty Ấn Độ tại Lô này thêm 2 năm nữa và đề nghị cung cấp thêm số liệu để giúp cho hoạt động thăm dò khai thác của công ty này hiệu quả hơn.
Hành động này của ONGC là một quyết định hoàn toàn thay đổi so với quyết định cách đây không lâu của công ty này khi họ thông báo với phía Việt Nam rằng công ty sẽ rời khỏi Lô 128 vì lý do thương mại và kỹ thuật.
Theo các phân tích gia, quyết định tiếp tục ở lại khai thác tại vùng biển Ðông của công ty Ấn Ðộ sẽ giúp tăng cường quan hệ giữa Ấn Ðộ và Việt Nam, nhưng sẽ khiến Trung Quốc tức giận bởi Trung Quốc vốn lâu nay vẫn phản đối sự hiện diện của Ấn Ðộ ở khu vực mà họ tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Hồi năm 2011, chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo ONGC rằng hoạt động khai thác ngoài khơi của họ vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Bất chấp những sự phản đối của Trung Quốc đối với hoạt động hợp tác về năng lượng giữa Ấn Ðộ và Việt Nam ở vùng Biển Ðông, hai nước Việt - Ấn đã ký kết một hiệp định hồi tháng 10 năm ngoái nhằm mở rộng việc hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí, lọc dầu cũng như giao thông vận tải trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới Ấn Ðộ.
Tới tháng 6 vừa qua, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc lại loan báo mời các công ty nước ngoài dự thầu thăm dò-khai thác 9 lô dầu khí trên biển Ðông, trong đó có Lô 128 mà Ấn Ðộ đã trúng thầu hợp đồng của Việt Nam để khai thác.
Tin tức cho hay, hành động này là để đáp trả việc Việt Nam ban hành Luật Biển Việt Nam nhằm khẳng định quyền kiểm soát của Việt Nam đối với các khu vực ngoài khơi và các hòn đảo. Trung Quốc đã lên tiếng cực lực chỉ trích và gọi Luật Biển Việt Nam là ‘phi pháp’ và ‘vô giá trị’.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam PetroVietnam đã kêu gọi Trung Quốc hủy bỏ lời mời thầu đối với những lô này và nói rằng những lô đó nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam và đã kêu gọi các công ty nước ngoài không nên tham gia đấu thầu đối với những lô này.
PetroVietnam cũng lưu ý rằng công ty ONGC, Gazprom OAO (GAZP.RS) và Exxon Mobil Corp. (XOM) đã và đang hoạt động tại những khu vực này trong nhiều năm qua.
Nguồn: Dow Jones, VOV, Livemint.com