Bắc Kinh phải nhận ra rằng phương thức ‘Trung Quốc giành tất cả’ trong tranh chấp Biển Đông sẽ không đạt hiệu quả, bất kỳ giải pháp nào cũng phải dựa trên tinh thần thỏa hiệp, và sẽ không có được giải pháp nếu bất kỳ bên nào ngoan cố.
Đó là cảnh báo của giới phân tích được đăng trên trang Mạng lưới An ninh và Quan hệ quốc tế ISN, một trong những trang mạng hàng đầu thế giới chuyên đăng tải và cung cấp thông tin cho giới chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và an ninh.
Tác giả bài viết là Theresa Fallon, thành viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Châu Âu về Châu Á có trụ sở tại Bỉ, và Tiến sĩ Graham Ong-Webb, chuyên viên cố vấn phụ trách văn phòng Đông Nam Á của tổ chức tư vấn rủi ro toàn cầu Control Risks đặt tại Singapore, cho rằng chiến lược ‘giành tất cả’ của Bắc Kinh tiếp tục khiến cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác ngày càng trở nên phức tạp hơn và Bắc Kinh đang mất bạn vì cách hành xử của mình ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông theo cách gọi Việt Nam) và Biển Đông Trung Hoa.
Theo hai phân tích gia này, sở dĩ phương thức ‘giành tất cả’ của Trung Quốc ở Biển Đông gặp trở ngại là vì các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc không thuyết phục được các bên cộng với những khó khăn trong việc gỡ rối các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau giữa Đài Loan, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia, và Brunei.
Hai phân tích gia Ong-Webb và Fallon cho rằng để các cơ chế luật lệ quốc tế phát huy hiệu quả trong tranh chấp Biển Đông, trước tiên Trung Quốc phải nhìn thấy rằng quyền lực kinh tế hay quân sự không thể giải quyết được tranh chấp biên giới, mà cần phải áp dụng quyền lực mềm để kiếm bạn và vận dụng vai trò lãnh đạo trong khu vực, cũng như phải áp dụng phương thức cùng nhau chia sẻ nguồn tài nguyên.
Nguồn: International Relations, Security Network
Đó là cảnh báo của giới phân tích được đăng trên trang Mạng lưới An ninh và Quan hệ quốc tế ISN, một trong những trang mạng hàng đầu thế giới chuyên đăng tải và cung cấp thông tin cho giới chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và an ninh.
Tác giả bài viết là Theresa Fallon, thành viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Châu Âu về Châu Á có trụ sở tại Bỉ, và Tiến sĩ Graham Ong-Webb, chuyên viên cố vấn phụ trách văn phòng Đông Nam Á của tổ chức tư vấn rủi ro toàn cầu Control Risks đặt tại Singapore, cho rằng chiến lược ‘giành tất cả’ của Bắc Kinh tiếp tục khiến cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác ngày càng trở nên phức tạp hơn và Bắc Kinh đang mất bạn vì cách hành xử của mình ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông theo cách gọi Việt Nam) và Biển Đông Trung Hoa.
Theo hai phân tích gia này, sở dĩ phương thức ‘giành tất cả’ của Trung Quốc ở Biển Đông gặp trở ngại là vì các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc không thuyết phục được các bên cộng với những khó khăn trong việc gỡ rối các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau giữa Đài Loan, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia, và Brunei.
Hai phân tích gia Ong-Webb và Fallon cho rằng để các cơ chế luật lệ quốc tế phát huy hiệu quả trong tranh chấp Biển Đông, trước tiên Trung Quốc phải nhìn thấy rằng quyền lực kinh tế hay quân sự không thể giải quyết được tranh chấp biên giới, mà cần phải áp dụng quyền lực mềm để kiếm bạn và vận dụng vai trò lãnh đạo trong khu vực, cũng như phải áp dụng phương thức cùng nhau chia sẻ nguồn tài nguyên.
Nguồn: International Relations, Security Network