Một nghiên cứu của tổ chức Ân xá Quốc tế cho thấy các tàu và cơ sở lưu trữ của Việt Nam có dính líu vào việc vận chuyển nhiên liệu cho quân đội Myanmar bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Việt Nam dự kiến đưa 125.000 người lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng vào năm 2024, tập trung vào các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc giữa lúc nước này siết chặt công tác quản lý, ngăn việc lao động ở lại bất hợp pháp.
Bộ Nông nghiệp Brazil vừa ra lệnh đình chỉ ngay lập tức việc nhập khẩu cá rô phi từ Việt Nam để chờ xem xét các quy định y tế hiện hành.
Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Liên hiệp Châu Âu (EU) hôm 14/2 thảo luận về cơ chế giám sát việc thực hiện Điều khoản Nhân quyền trong các hiệp định với nước ngoài, trong đó nêu bật tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam như là trường hợp điển hình.
Hôm 14/2, một nhóm các chuyên gia Liên Hiệp Quốc bày tỏ quan ngại về sự an toàn của một nhà hoạt động Việt Nam đang bị cầm tù, người đang tuyệt thực vì “điều kiện giam giữ tồi tệ”; đồng thời, họ kêu gọi Hà Nội ngừng kết án và ngược đãi những người bảo vệ nhân quyền.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vừa lên án việc chính quyền Việt Nam tuyên án tù ba năm rưỡi đối với nhà hoạt động Danh Minh Quang và kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay cho ông.
Bốn công dân Việt Nam bị bắt và bị giải đến cơ quan công tố ở Nhật Bản do thực hiện hành vi trộm cắp kéo dài tại cửa hiệu UNIQLO và các cửa hàng quần áo khác trên khắp nước Nhật.
Hôm 30/1, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) năm 2023. Trong đó, Việt Nam đạt 41/100 điểm và xếp hạng 83/180 toàn cầu, như vậy, đã bị giảm điểm, tụt hạng so với một năm trước.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ “thực hiện nghiêm túc cam kết hỗ trợ công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài và theo dõi tình hình” khi được VOA hỏi về việc chính quyền Việt Nam tuyên án tù chung thân đối với một công dân Mỹ trong vụ án “khủng bố” ở Đắk Lắk.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ hỗ trợ về đào tạo và kỹ thuật để chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam, nơi có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm.
Uỷ ban Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội Mỹ hoan nghênh việc nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa mãn hạn 7 năm tù, nhưng nói rằng lẽ ra nhà hoạt động này không phải bị giam cầm với cáo buộc “bịa đặt” là “tuyên truyền chống nhà nước”.
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy vừa có cuộc gặp ngắn bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hôm 16/1 tại Davos, Thụy Sỹ, Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết.
Từng là một tình nguyện viên quốc tế làm việc tại Trung tâm Chuyển tiếp Trẻ lai (ATC) từ năm 1992 do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ ở thành phố Hồ Chí Minh, ông Brian Hjort vẫn nặng lòng với những người con lai Mỹ và ông quyết tâm giúp họ tìm cội nguồn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội, Phạm Thu Hằng, hôm 11/1 yêu cầu Mỹ không đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) về tự do tôn giáo và cho biết Hà Nội sẵn sàng trao đổi với Washington để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Ông Phạm Nhật Vượng trở thành giám đốc điều hành của VinFast trong cuộc chuyển đổi lãnh đạo mới nhất của hãng xe điện non trẻ ở Việt Nam giữa bối cảnh công ty này mở rộng sản xuất ra nước ngoài với kế hoạch xây dựng một nhà máy trị giá 2 tỷ USD ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 8/1 tiếp ông Ahmed Hussen, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Canada, đang thăm, làm việc tại Việt Nam, và cho biết rằng Việt Nam “coi trọng quan hệ” với Canada.
Việt Nam hôm 4/1 lên án “mạnh mẽ” vụ đánh bom ở miền Đông Nam Iran làm hơn 100 người thiệt mạng và gần 200 người bị thương.
Ngoại trưởng Mỹ hôm 4/1 tuyên bố tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) do các vi phạm “nghiêm trọng” về tự do tôn giáo, dù chính quyền Việt Nam trong hai năm qua cố gắng vận động để thoát khỏi danh sách này.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói rằng tương lai của hai nước gắn chặt với nhau, thành công của Washington cũng là thành công của Hà Nội và hai dân tộc “cùng chia sẻ” con đường tương lai “tương đồng”.
Nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung vừa cùng gia đình đến Đức tị nạn chính trị giờ đây chia sẻ với VOA về lý do ông phải rời Việt Nam và đối mặt với các hoạt động theo dõi của an ninh tại Thái Lan.
Tải thêm