Derek Tran tuyên thệ nhậm chức dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ hôm 3 tháng 1 trong một buổi lễ long trọng tại Điện Capitol ở thủ đô Washington. Ông làm nên lịch sử khi trở thành người gốc Việt đầu tiên đại diện một địa hạt Quốc hội ở miền nam bang California, nơi người Việt tập trung đông đảo nhất ở Mỹ.
Khi Quốc hội Hoa Kỳ thứ 119 khai mạc vào đầu năm sau, cộng đồng người Việt ở miền nam bang California lần đầu tiên có một dân biểu gốc Việt đại diện cho tiếng nói của họ tại Hạ viện liên bang Hoa Kỳ sau gần 50 năm làn sóng người Việt tị nạn đặt chân tới Mỹ và chọn nơi này làm quê hương thứ hai.
Phim tài liệu “Thuyền nhân: Hành trình 50 năm” đang thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả ở Bắc Mỹ và gợi niềm xúc động sâu sắc. Trong podcast này, đạo diễn Trần Hoàng Thanh Tâm trò chuyện với VOA về ý tưởng và động lực đằng sau bộ phim khiến khán giả thuộc nhiều thế hệ rơi nước mắt.
Hơn một năm sau khi Nga xua quân xâm lược Ukraine, cuộc sống của những người Việt chạy lánh chiến tranh giờ ra sao? VOA đến Châu Âu mùa hè vừa rồi để tìm câu trả lời. Hành trình của chúng tôi chứng kiến những câu chuyện về sự sinh tồn và nỗ lực làm lại cuộc đời từ con số không.
Câu chuyện của bà Trương Thị Túy Ngọc là một trong số những câu chuyện thành công đáng chú ý của người Việt tị nạn ở Mỹ, nơi mà họ đã bất chấp những hiểm nguy tìm tới để được tự do và để xây dựng lại cuộc đời sau những mất mát đau thương vì chiến tranh.
Trò chuyện với Hoàng Long của VOA Tiếng Việt nhân dịp kỉ năm một năm cuộc chiến tranh xâm lược do Nga phát động vào ngày 24 tháng 2, ông chia sẻ quan điểm của ông về lập trường của Việt Nam về cuộc xung đột này và những vụ việc xảy ra trong năm qua khiến đại sứ quán Ukraine lên tiếng.
Ông Nguyễn Đức Chiến, cư dân thành phố Kherson ở miền nam Ukraine, trải qua tám tháng dưới sự chiếm đóng của lực lượng Nga trong cuộc xâm lược khởi sự vào ngày 24 tháng 2 năm ngoái. Ông kể cho VOA những chuyện đáng kinh ngạc ông chứng kiến và trải nghiệm nhân dịp kỉ niệm một năm chiến tranh.
Năm mươi năm trước, Hiệp định Paris được kí kết giữa bố bên với mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam. Sự kiện này được chính quyền cộng sản của Việt Nam mô tả là một "chiến thắng vĩ đại," nhưng thực tế lịch sử phức tạp hơn những gì được tuyên truyền một chiều.
Tô Văn Lai, người sáng lập trung tâm ca nhạc Thúy Nga và phát triển nó thành một biểu tượng văn hóa lâu bền trong đời sống tinh thần của người Việt trong và ngoài nước, qua đời ngày thứ Ba 19 tháng 7 ở miền nam bang California của Mỹ. Ông hưởng thọ 85 tuổi.
Nguyễn Ngọc Ngạn là một trong những MC gốc Việt lớn tuổi nhất vẫn còn tác nghiệp. Giờ đây sau khi ông đã loan báo ý định về hưu vào năm sau, công chúng sẽ nhớ tới ông với một danh hiệu nữa: biểu tượng văn hóa.
H Xuân Siu, thiếu nữ người Việt chết ở Ả-rập Xê-út sau hai năm đi xuất khẩu lao động, đã được chôn cất tại nước này, Đại sứ quán Việt Nam ở Riyadh cho biết, thay vì được đưa về nước theo nguyện vọng thiết tha của gia đình.
Lê Văn, biên tập viên kỳ cựu của ban Việt ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ với giọng nói thân thuộc với hàng triệu thính giả Việt Nam suốt nhiều thập niên, qua đời ngày thứ Bảy, 23 tháng 10, thọ 84 tuổi.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 7 tháng 10 chính thức phản hồi về một phóng sự của VOA tường trình về cái chết của một thiếu nữ người Việt sau hai năm lao động ở Ả-rập Xê-út, nhưng vẫn để ngỏ những nghi vấn về sự sai lệch tuổi tác của em trên hộ chiếu.
H Xuân Siu rời Việt Nam đi giúp việc nhà ở Ả-rập Xê-út để giúp đỡ gia đình ở vùng quê nghèo của tỉnh Đắk Lắk. Hai năm sau, em tử vong sau những nỗ lực tuyệt vọng tìm cách thoát khỏi điều mà em nói là sự bạo hành thể xác từ gia chủ. Em chưa đầy 18 tuổi.
Trong những cuộc phỏng vấn với VOA, các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa khắp nước Mỹ bày tỏ xúc động và xót xa khi sự sụp đổ ở Afghanistan được đem ra so sánh với sự sụp đổ ở quê hương của họ, nhưng họ lưu ý rằng tinh thần chiến đấu của họ vẫn kiên cường dù quân Mỹ đã rút hết vài năm trước đó.
Nhà chức trách Việt Nam đã gửi công văn yêu cầu các công ty tuyển dụng lao động trong nước nhanh chóng giải quyết các trường hợp các nữ lao động người Việt bị mắc kẹt tại một trung tâm tạm trú ở thủ đô Riyadh của Ả-rập Saudi, nơi mà một số người đang lâm vào tình cảnh cùng quẫn.
Chị Đinh Thị Ca đến Ả-rập Saudi vào năm 2018 để làm người giúp việc nhà, mang theo hi vọng giúp đỡ được gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Giờ chị nương náu trong một cơ sở tạm trú dành cho những lao động nước ngoài gặp khốn khó ở Riyadh. Chị nói chị bị chủ đánh đập tàn tệ và bị cưỡng hiếp nhiều lần.
Mười ba lao động nữ người Việt tại một cơ sở tạm trú ở thủ đô Riyadh ở Ả-rập Saudi kể cho VOA về điều mà họ nói là sự ngược đãi của chủ lao động dưới những hình thức khác nhau. Tất cả họ đều lâm vào tình trạng cùng quẫn.
Hơn một chục cuộc phỏng vấn với những người Việt ủng hộ ông Trump ở thành phố Houston của bang Texas cho thấy sự nghi ngờ sâu sắc và thậm chí không tin tưởng của nhiều người đối với kết quả bầu cử tổng thống cho thấy ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng chung cuộc.
Chị Nguyễn Anh Thư không ngần ngại đốp chát với những người mà chị nói là coi thường những người theo Đảng Cộng hòa và ủng hộ Tổng thống Trump như chị. Nhưng chị sẽ giữ im lặng hoặc tránh nói về chính trị với một người đả kích ông Trump quyết liệt: chị gái ruột của chị.
Tải thêm