Con người hiện đại nặng hơn so với tổ tiên săn bắn hái lượm của chúng ta, nhưng xương của chúng ta lại nhẹ hơn. Giờ một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế biết lý do vì sao: làm nông.
Khi xã hội loài người phát triển nông nghiệp và chuyển sang lối sống mà trong đó người ta ngồi nhiều hơn, bắt đầu từ khoảng 12.000 năm trước, người ta không còn phải dành phần lớn cả ngày đi lại, chạy và nâng vác để có được thực phẩm. Những hoạt động như vậy khiến xương chịu áp lực và trở nên chắc hơn. Các nhà nghiên cứu phân tích những mẫu xương cánh tay và xương chân từ hàng trăm người sống từ 33.000 năm qua ở châu Âu. Họ nhận thấy một sự suy yếu dần dần khi các cộng đồng người dân chuyển sang làm nông, và rằng việc di dời vào thành phố, thay đổi khẩu phần ăn uống hay những thay đổi khác trong lối sống đã có rất ít tác động.
Lấy khuôn xương từ những bộ sưu tập trong viện bảo tàng và so sánh xương đùi với xương cánh tay - xương mà không bị ảnh hưởng bởi việc đi hay chạy bộ, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định rằng những thay đổi này là do sự suy giảm cử động. Viết trên chuyên san Biên bản của Viện Hàn lâm Khoa học, các nhà nghiên cứu nói rằng sức mạnh của xương chân suy giảm giữa Thời đại Đồ đá Giữa, cách đây 10.000 năm, và thời Đế chế La Mã, bắt đầu từ khoảng 2.500 năm trước. Sức mạnh của xương cánh tay vẫn y nguyên.
Xương nhẹ hơn của làm cho chúng ta dễ mắc chứng rỗng xương, có nguy cơ cao bị gãy xương. Nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý rằng bài tập thể dục chịu tải trọng có thể ngăn ngừa tình trạng rỗng xương, và có thể giúp con người phát triển bộ xương giống như từ Thời đại Đồ đá cũ.