SYDNEY —
Các nhà nghiên cứu của Australia cho hay một cuộc nghiên cứu mới đo lường chính sách một con gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc đã tác động như thế nào đến các đặc điểm về cá tính của các thế hệ con người. Toán khảo cứu ở Melbourne so sánh những người sinh ngay trước khi chính sách được áp dụng vào cuối thập niên 1970 với những người sinh sau thời kỳ đó. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer gửi về bài tường thuật sau đây.
Các nhà nghiên cứu Úc đã phân tích 421 người trưởng thành ở Trung Quốc. 50% sinh vài năm trước khi chính sách một con được áp dụng vào năm 1979 trong khi nửa con lại sinh vài năm sau đó.
Các trò chơi và các cuộc thăm dò kinh tế được sử dụng để đo lường cách hành xử và các đặc điểm cá tính của những người tham dự cuộc khảo cứu.
Một cuộc thử nghiệm có tên là “trò chơi tín nhiệm.” Một tình nguyện viên được cho một số tiền, mà sau đó họ có thể cho lại một nguời hợp tác vô danh, người này sẽ thấy khoản tiền trao tặng tăng lên gấp 3.
Các học giả nhận thấy rằng những người sinh trong thời kỳ áp dụng chính sách một con sẽ cho một khoản tiền ít hơn nhiều cho người hợp tác. Trong tư cách những người nhận tiền trong cuộc thử nghiệm, họ cũng trả lại ít hơn cho người thoạt đầu đã trao tiền cho họ.
Các cuộc thử nghiệm khác cứu xét các đặc điểm như sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và các mức độ về tranh đua và sự bi quan.
Bà Nisvan Erkal, một phó giáo sư thuộc phân khoa kinh tế tại trường Ðại học Melbourne, nói chính sách một con đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ người Trung Quốc.
Bà Erkal nói: “Ðiều chúng tôi phát hiện qua các cuộc thử nghiệm mà chúng tôi đã tiến hành, điều chúng tôi phát hiện là những người sinh ra dưới thời áp dụng chính sách một con, và những người là con một, ít tin tưởng hơn nhiều, ít khả tín hơn, ít liều lĩnh hơn và ít tinh thần ganh đua hơn.”
Các nhà khảo cứu Úc được sự hỗ trợ của một công ty thăm dò ở Trung Quốc, giúp về hậu cần trong dự án kéo dài 2 năm. Bà Erkal nói toán của bà không gặp phải khó khăn nào trong khi thực hiện cuộc khảo cứu ở Trung Quốc, và nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc “khá cởi mở” về các cuộc thảo luận có liên quan đế chính sách một con của họ.
Bà Erkal nói các ảnh hưởng về chính sách kiểm soát dân số hạn chế các gia đình ở các vùng đô thị chỉ được có một con có thể phải nhiều năm mới xoay chiều được.
Bà Erkal cho biết: “Chính sách này đã có hiệu lực từ năm 1979, do đó đã tác động đến nhiều thế hệ, và có những lời bàn ngay lúc này về việc bãi bỏ chính sách, và một khi chính sách bị bãi bỏ, thì các ảnh hưởng sẽ bắt đầu bớt dần. Nhưng sẽ phải mất một thời gian.”
Toán nghiên cứu ở Melbourne cũng nhấn mạnh rằng chính sách một con không được áp dụng triệt để khắp nước, do đó không nên cho rằng kết quả đúng với tất cả mọi người ở Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu Úc đã phân tích 421 người trưởng thành ở Trung Quốc. 50% sinh vài năm trước khi chính sách một con được áp dụng vào năm 1979 trong khi nửa con lại sinh vài năm sau đó.
Các trò chơi và các cuộc thăm dò kinh tế được sử dụng để đo lường cách hành xử và các đặc điểm cá tính của những người tham dự cuộc khảo cứu.
Một cuộc thử nghiệm có tên là “trò chơi tín nhiệm.” Một tình nguyện viên được cho một số tiền, mà sau đó họ có thể cho lại một nguời hợp tác vô danh, người này sẽ thấy khoản tiền trao tặng tăng lên gấp 3.
Các học giả nhận thấy rằng những người sinh trong thời kỳ áp dụng chính sách một con sẽ cho một khoản tiền ít hơn nhiều cho người hợp tác. Trong tư cách những người nhận tiền trong cuộc thử nghiệm, họ cũng trả lại ít hơn cho người thoạt đầu đã trao tiền cho họ.
Các cuộc thử nghiệm khác cứu xét các đặc điểm như sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và các mức độ về tranh đua và sự bi quan.
Bà Nisvan Erkal, một phó giáo sư thuộc phân khoa kinh tế tại trường Ðại học Melbourne, nói chính sách một con đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ người Trung Quốc.
Bà Erkal nói: “Ðiều chúng tôi phát hiện qua các cuộc thử nghiệm mà chúng tôi đã tiến hành, điều chúng tôi phát hiện là những người sinh ra dưới thời áp dụng chính sách một con, và những người là con một, ít tin tưởng hơn nhiều, ít khả tín hơn, ít liều lĩnh hơn và ít tinh thần ganh đua hơn.”
Các nhà khảo cứu Úc được sự hỗ trợ của một công ty thăm dò ở Trung Quốc, giúp về hậu cần trong dự án kéo dài 2 năm. Bà Erkal nói toán của bà không gặp phải khó khăn nào trong khi thực hiện cuộc khảo cứu ở Trung Quốc, và nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc “khá cởi mở” về các cuộc thảo luận có liên quan đế chính sách một con của họ.
Bà Erkal nói các ảnh hưởng về chính sách kiểm soát dân số hạn chế các gia đình ở các vùng đô thị chỉ được có một con có thể phải nhiều năm mới xoay chiều được.
Bà Erkal cho biết: “Chính sách này đã có hiệu lực từ năm 1979, do đó đã tác động đến nhiều thế hệ, và có những lời bàn ngay lúc này về việc bãi bỏ chính sách, và một khi chính sách bị bãi bỏ, thì các ảnh hưởng sẽ bắt đầu bớt dần. Nhưng sẽ phải mất một thời gian.”
Toán nghiên cứu ở Melbourne cũng nhấn mạnh rằng chính sách một con không được áp dụng triệt để khắp nước, do đó không nên cho rằng kết quả đúng với tất cả mọi người ở Trung Quốc.