WASHINGTON —
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo có thể bệnh sốt rét xuất hiện trở lại tại các quốc gia đã thực hiện tiến bộ trong thập niên qua. WHO công bố Phúc trình hàng năm về Bệnh sốt rét trên Thế giới, cảnh báo về việc thiếu tài trợ và nguồn lực.
Ông Richard Cidulskis thuộc WHO nói trong thập niên qua thế giới đã chứng kiến những nỗ lực có phối hợp tại các nước có dịch bệnh này, do các nhà tài trợ và những người khác thực hiện để “thắt chặt kiểm soát bệnh sốt rét trên toàn thế giới.” Ông nói nhiều sinh mạng đã được cứu:
“Đã có những tiến bộ to lớn theo đó chúng ta ước đoán có khoảng 1,1 triệu người tránh được cái chết do sốt rét gây ra. 1,1 triệu cái chết này, đa số đã tránh khỏi tại 10 quốc gia châu Phi chịu gánh nặng cao nhất. Những tiến bộ khác chúng ta thấy là có 50 trong số 99 quốc gia bị lây nhiễm đang đi đúng hướng để đáp ứng với những mục tiêu quốc tế giảm bớt 75% bệnh sốt rét vào năm 2015.”
Tuy nhiên 50 quốc gia này-chỉ đại diện cho 3%-hay 7 triệu người-mắc bệnh sốt rét trong năm 2000. WHO nói con số tiên đoán của năm 2000 là cột mốc đo lường sự tiến bộ trong lãnh vực này.
Bệnh nhân bây giờ có thể tiếp cận dễ dàng với những cuộc xét nghiệm chẩn đoán nhanh chóng, được và được chữa trị bằng bằng liệu pháp kết hợp chất chất artemisinin.
Ông Cidulskis của WHO cho biết:
“Một trong những mối quan tâm là số tiền có thể có được để kiểm soát bệnh sốt rét dường như đang ở mức không thay đổi. Trong những năm trước, chúng ta thấy tăng mạnh theo từng năm. Tuy nhiên vào năm 2011 số tiền dành cho việc kiểm soát bệnh sốt rét ít hơn năm 2010 và ở mức 2,3 tỉ đô la. Đây là một số tiền lớn nhưng không thấm vào đâu so với 5,1 tỉ đô la cần có để đảm bảo là mọi người đều được chữa trị bệnh sốt rét."
Phúc trình của WHO cho biết gánh nặng về bệnh sốt rét tập trung vào 14 quốc gia có dịch bệnh, chiếm 80% số tử vong vì bệnh sốt rét, hầu hết xảy ra tại Tiểu vùng Sahara châu Phi. Nigeria và nước Cộng hòa Dân chủ Congo bị ảnh hưởng nhiều nhất trong vùng, và Ấn Độ là quốc gia bị bệnh sốt rét tác hại nhiều nhất tại châu Á.
Ông Cidulskis nói thiếu tài trợ một phần vì suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên ông cũng nói hầu hết những quốc gia có dịch bệnh sốt rét là những nước nghèo. Và dù những nước này tăng chi tiêu cho những chương trình kiểm soát và chữa trị, tài nguyên của họ bị hạn chế.
Phúc trình của WHO kêu gọi tăng cường những chương trình theo dõi bệnh sốt rét và đảm bảo là những quốc gia bị ảnh hưởng có tất cả thuốc men và mùng chống muỗi cần thiết.
Ông Richard Cidulskis thuộc WHO nói trong thập niên qua thế giới đã chứng kiến những nỗ lực có phối hợp tại các nước có dịch bệnh này, do các nhà tài trợ và những người khác thực hiện để “thắt chặt kiểm soát bệnh sốt rét trên toàn thế giới.” Ông nói nhiều sinh mạng đã được cứu:
“Đã có những tiến bộ to lớn theo đó chúng ta ước đoán có khoảng 1,1 triệu người tránh được cái chết do sốt rét gây ra. 1,1 triệu cái chết này, đa số đã tránh khỏi tại 10 quốc gia châu Phi chịu gánh nặng cao nhất. Những tiến bộ khác chúng ta thấy là có 50 trong số 99 quốc gia bị lây nhiễm đang đi đúng hướng để đáp ứng với những mục tiêu quốc tế giảm bớt 75% bệnh sốt rét vào năm 2015.”
Tuy nhiên 50 quốc gia này-chỉ đại diện cho 3%-hay 7 triệu người-mắc bệnh sốt rét trong năm 2000. WHO nói con số tiên đoán của năm 2000 là cột mốc đo lường sự tiến bộ trong lãnh vực này.
Bệnh nhân bây giờ có thể tiếp cận dễ dàng với những cuộc xét nghiệm chẩn đoán nhanh chóng, được và được chữa trị bằng bằng liệu pháp kết hợp chất chất artemisinin.
Ông Cidulskis của WHO cho biết:
“Một trong những mối quan tâm là số tiền có thể có được để kiểm soát bệnh sốt rét dường như đang ở mức không thay đổi. Trong những năm trước, chúng ta thấy tăng mạnh theo từng năm. Tuy nhiên vào năm 2011 số tiền dành cho việc kiểm soát bệnh sốt rét ít hơn năm 2010 và ở mức 2,3 tỉ đô la. Đây là một số tiền lớn nhưng không thấm vào đâu so với 5,1 tỉ đô la cần có để đảm bảo là mọi người đều được chữa trị bệnh sốt rét."
Phúc trình của WHO cho biết gánh nặng về bệnh sốt rét tập trung vào 14 quốc gia có dịch bệnh, chiếm 80% số tử vong vì bệnh sốt rét, hầu hết xảy ra tại Tiểu vùng Sahara châu Phi. Nigeria và nước Cộng hòa Dân chủ Congo bị ảnh hưởng nhiều nhất trong vùng, và Ấn Độ là quốc gia bị bệnh sốt rét tác hại nhiều nhất tại châu Á.
Ông Cidulskis nói thiếu tài trợ một phần vì suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên ông cũng nói hầu hết những quốc gia có dịch bệnh sốt rét là những nước nghèo. Và dù những nước này tăng chi tiêu cho những chương trình kiểm soát và chữa trị, tài nguyên của họ bị hạn chế.
Phúc trình của WHO kêu gọi tăng cường những chương trình theo dõi bệnh sốt rét và đảm bảo là những quốc gia bị ảnh hưởng có tất cả thuốc men và mùng chống muỗi cần thiết.