Nhân quyền, sự thiếu tính chính danh của chế độ và thiếu lòng tin của người dân đang ngăn cản khát vọng tỏa sáng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tham vọng toàn cầu
Mặc dù cuộc gặp gỡ gần đây giữa hai nguyên thủ quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ cho thấy mối quan hệ hai nước có thể trở nên nồng ấm hơn trong những ngày tới nhưng việc này còn phụ thuộc nhiều vào tiến trình cải cách của Việt Nam.
Cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng hồi tuần trước có thể được xem là không thất bại mà cũng không thành công. Chỉ có thời gian mới có thể trả lời liệu các chuyến thăm cấp cao như vậy có mang lại kết quả song phương nào quan trọng hay không. Tuy nhiên, rõ ràng là hai nước cựu thù đang tìm kiếm cơ hội để thắt chặt mối quan hệ hơn.
Trong buổi gặp tại Nhà Trắng, chủ đề nhạy cảm nhân quyền được nhiều người quan tâm cũng được hai nhà lãnh đạo đề cập đến rất ngắn gọn. Cả hai đều cho biết rằng đã có “một cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khoảng cách về nhân quyền". Trong tuyên bố chung, Việt Nam cũng cam kết sẽ tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhưng từ việc cam kết đến việc thực thi là một khoảng cách khá xa vời khiến bất cứ ai cũng phải quan sát thận trọng.
Những gì đang diễn ra tại Việt Nam cho thấy chính quyền vẫn còn giam cầm nhiều tù nhân chính trị và các tiếng nói bất đồng chính kiến. Cho đến nay, Việt Nam vẫn cố duy trì chính sách nhà nước độc quyền của một đảng và áp đặt hiến pháp lên toàn xã hội mặc dù nó chưa bao giờ được toàn dân thông qua.
Tiến trình cải cách chính trị chậm chạp tại Việt Nam đã hạn chế quan hệ với Washington và một số nước phương Tây. Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đã nhiều lần bị Quốc hội Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền mạnh mẽ chỉ trích.
Thành tích nhân quyền kém cỏi của chính phủ do Đảng Cộng sản thống trị đã ngăn cản mối quan hệ Việt–Mỹ, một phần do cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ vẫn tiếp tục lên tiếng chống đối mạnh mẽ. Người Việt hải ngoại đang dần tạo thành một lực lượng có ảnh hưởng nhất định trong Quốc hội Hoa Kỳ qua việc tác động đến các dân biểu và thượng nghị sĩ – đặc biệt khi liên quan đến mối quan hệ phát triển Việt–Mỹ.
Trước cuộc gặp ngày 25 tháng Bảy, nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ cũng như các tổ chức nhân quyền đã gửi thư gây áp lực lên chính quyền Obama kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ gắn liền vấn đề này cùng các chủ trương hợp tác với Việt Nam. Tuy nhiên, thông điệp “đối thoại thẳng thắn và cởi mở” cho đến nay được nhiều người cho rằng vẫn không rõ ràng và không đủ mạnh để dẫn đến những kết quả cụ thể.
Cho đến thời điểm này, chiến lược “trục” châu Á–Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã giúp tăng cường mối quan hệ với Việt Nam. Trong chiến lược xây dựng quan hệ và khẳng định những cam kết chiến lược với khu vực, Hoa Kỳ xem Việt Nam như một đối tác chiến lược quan trọng đầy tiềm năng nhằm đối trọng lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Việc khuyến khích trao đổi và đối thoại giữa các đảng chính trị của hai nước là cơ hội cho Việt Nam học hỏi thực thi dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên, những bế tắc về quyền con người đã cản trở hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam cũng đã bày tỏ mong muốn được tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình toàn cầu và hiện đang cố gắng vận động để vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, một động thái mà nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng phản đối. Cho đến khi Việt Nam thật sự cải thiện môi trường chính trị cũng như tôn trọng những chính kiến đối lập và trả tự do cho các tù nhân chính trị, thì việc tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vẫn còn khó khăn.
Để gia nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới, từ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cho đến Liên Hiệp Quốc, các lãnh đạo cộng sản Việt Nam cần được quốc tế công nhận về cả chất lượng lãnh đạo lẫn tính chính danh của chế độ. Đến thời điểm này thì Việt Nam vẫn khó tìm thấy những người ủng hộ cả hai điều trên, kể cả giới chức Hoa Kỳ. Chuyến thăm của ông Sang đến Hoa Kỳ vừa qua hoàn toàn thiếu vắng những chi tiết tiếp đón nguyên thủ quốc gia đã cho thấy Hoa Kỳ vẫn chưa thực sự xem trọng lãnh đạo Việt Nam.
Khủng hoảng trong nước
Trong khi Việt Nam đề ra những tham vọng trên trường quốc tế thì uy tín và lòng tin của nhân dân trong nước lại ngày càng sụt giảm. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục áp đặt hiến pháp và pháp luật lên toàn xã hội thay vì xây dựng cơ chế nhà nước của toàn dân đã dẫn đến tình trạng không chính danh của chế độ, gây nhiều bất ổn chính trị và xã hội vì thiếu các cơ chế cân bằng và kiểm soát. Ngoài ra, việc ngăn cản các đảng chính trị hoạt động ôn hòa đã làm xói mòn lòng tin không chỉ riêng nhân dân trong nước mà cả những bạn bè trên trường quốc tế.
Một trong những vấn đề lớn của Việt Nam là tham nhũng tràn lan, quản lý kinh tế yếu kém, chậm chạp trong việc cải cách chính trị – đặt biệt vấn đề hệ trọng liên quan đến cải cách hiến pháp. Trước khi Việt Nam có thể vươn ra để tạo dựng một vị trí trên sân khấu thế giới, các lãnh đạo cộng sản cần thật tâm giải quyết những vấn đề trên để tránh làm sâu thêm hố ngăn trong xã hội.
Việt Nam không thể trở thành một nước mẫu mực trên sân khấu thế giới khi thiếu vắng các giá trị tự do mà Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã đề ra. Việc bắt giữ các blogger và các nhà hoạt động dân chủ, hạn chế tự do ngôn luận và lập hội, cố gắng duy trì quyền lực độc đảng đã đi ngược lại với tất cả những điều trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, mặc dù đây là những lý tưởng và nguyên tắc mà Việt Nam thừa nhận và ủng hộ.
Trong chuyến thăm của ông Sang vừa qua, Hoa Kỳ đã nói rõ rằng nếu Việt Nam không có những cải thiện cụ thể về quyền con người thì Hoa Kỳ sẽ không gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Nhưng với địa chính trị cùng lợi thế quân sự tại khu vực và sự hung hãn của Trung Quốc ngày càng gia tăng, Hoa Kỳ sẽ không loại trừ khả năng mở rộng và tăng cường một số hoạt động quân sự với Việt Nam.
Không ai hy vọng rằng trong một đêm Việt Nam có thể tự chuyển mình thành một ngọn hải đăng của nền dân chủ ở Đông Nam Á. Nhưng Hà Nội chưa tỏ rõ thiện chí cải thiện hồ sơ nhân quyền mà chỉ đề cập đến chủ đề này trên phương diện ngoại giao.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Sang cũng thừa nhận tuy Hoa Kỳ và Việt Nam không cùng quan điểm về vấn đề này và cho rằng những bất đồng sẽ không cản trở mối quan hệ đang phát triển chặt chẽ giữa hai nước. Nhưng các lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng cần hiều rõ rằng để xây dựng một nhà nước của dân thì nhất thiết phải được sự ủng hộ của dân và được nhân dân chính thức trao quyền. Tiếp tục duy trì thể chế một đảng trong dài hạn chỉ gây thêm bất ổn chính trị cũng như sự mất tín nhiệm của nhân dân và bạn bè trên trường quốc tế.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tham vọng toàn cầu
Mặc dù cuộc gặp gỡ gần đây giữa hai nguyên thủ quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ cho thấy mối quan hệ hai nước có thể trở nên nồng ấm hơn trong những ngày tới nhưng việc này còn phụ thuộc nhiều vào tiến trình cải cách của Việt Nam.
Cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng hồi tuần trước có thể được xem là không thất bại mà cũng không thành công. Chỉ có thời gian mới có thể trả lời liệu các chuyến thăm cấp cao như vậy có mang lại kết quả song phương nào quan trọng hay không. Tuy nhiên, rõ ràng là hai nước cựu thù đang tìm kiếm cơ hội để thắt chặt mối quan hệ hơn.
Trong buổi gặp tại Nhà Trắng, chủ đề nhạy cảm nhân quyền được nhiều người quan tâm cũng được hai nhà lãnh đạo đề cập đến rất ngắn gọn. Cả hai đều cho biết rằng đã có “một cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khoảng cách về nhân quyền". Trong tuyên bố chung, Việt Nam cũng cam kết sẽ tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhưng từ việc cam kết đến việc thực thi là một khoảng cách khá xa vời khiến bất cứ ai cũng phải quan sát thận trọng.
Những gì đang diễn ra tại Việt Nam cho thấy chính quyền vẫn còn giam cầm nhiều tù nhân chính trị và các tiếng nói bất đồng chính kiến. Cho đến nay, Việt Nam vẫn cố duy trì chính sách nhà nước độc quyền của một đảng và áp đặt hiến pháp lên toàn xã hội mặc dù nó chưa bao giờ được toàn dân thông qua.
Tiến trình cải cách chính trị chậm chạp tại Việt Nam đã hạn chế quan hệ với Washington và một số nước phương Tây. Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đã nhiều lần bị Quốc hội Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền mạnh mẽ chỉ trích.
Thành tích nhân quyền kém cỏi của chính phủ do Đảng Cộng sản thống trị đã ngăn cản mối quan hệ Việt–Mỹ, một phần do cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ vẫn tiếp tục lên tiếng chống đối mạnh mẽ. Người Việt hải ngoại đang dần tạo thành một lực lượng có ảnh hưởng nhất định trong Quốc hội Hoa Kỳ qua việc tác động đến các dân biểu và thượng nghị sĩ – đặc biệt khi liên quan đến mối quan hệ phát triển Việt–Mỹ.
Trước cuộc gặp ngày 25 tháng Bảy, nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ cũng như các tổ chức nhân quyền đã gửi thư gây áp lực lên chính quyền Obama kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ gắn liền vấn đề này cùng các chủ trương hợp tác với Việt Nam. Tuy nhiên, thông điệp “đối thoại thẳng thắn và cởi mở” cho đến nay được nhiều người cho rằng vẫn không rõ ràng và không đủ mạnh để dẫn đến những kết quả cụ thể.
Cho đến thời điểm này, chiến lược “trục” châu Á–Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã giúp tăng cường mối quan hệ với Việt Nam. Trong chiến lược xây dựng quan hệ và khẳng định những cam kết chiến lược với khu vực, Hoa Kỳ xem Việt Nam như một đối tác chiến lược quan trọng đầy tiềm năng nhằm đối trọng lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Việc khuyến khích trao đổi và đối thoại giữa các đảng chính trị của hai nước là cơ hội cho Việt Nam học hỏi thực thi dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên, những bế tắc về quyền con người đã cản trở hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam cũng đã bày tỏ mong muốn được tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình toàn cầu và hiện đang cố gắng vận động để vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, một động thái mà nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng phản đối. Cho đến khi Việt Nam thật sự cải thiện môi trường chính trị cũng như tôn trọng những chính kiến đối lập và trả tự do cho các tù nhân chính trị, thì việc tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vẫn còn khó khăn.
Để gia nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới, từ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cho đến Liên Hiệp Quốc, các lãnh đạo cộng sản Việt Nam cần được quốc tế công nhận về cả chất lượng lãnh đạo lẫn tính chính danh của chế độ. Đến thời điểm này thì Việt Nam vẫn khó tìm thấy những người ủng hộ cả hai điều trên, kể cả giới chức Hoa Kỳ. Chuyến thăm của ông Sang đến Hoa Kỳ vừa qua hoàn toàn thiếu vắng những chi tiết tiếp đón nguyên thủ quốc gia đã cho thấy Hoa Kỳ vẫn chưa thực sự xem trọng lãnh đạo Việt Nam.
Khủng hoảng trong nước
Trong khi Việt Nam đề ra những tham vọng trên trường quốc tế thì uy tín và lòng tin của nhân dân trong nước lại ngày càng sụt giảm. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục áp đặt hiến pháp và pháp luật lên toàn xã hội thay vì xây dựng cơ chế nhà nước của toàn dân đã dẫn đến tình trạng không chính danh của chế độ, gây nhiều bất ổn chính trị và xã hội vì thiếu các cơ chế cân bằng và kiểm soát. Ngoài ra, việc ngăn cản các đảng chính trị hoạt động ôn hòa đã làm xói mòn lòng tin không chỉ riêng nhân dân trong nước mà cả những bạn bè trên trường quốc tế.
Một trong những vấn đề lớn của Việt Nam là tham nhũng tràn lan, quản lý kinh tế yếu kém, chậm chạp trong việc cải cách chính trị – đặt biệt vấn đề hệ trọng liên quan đến cải cách hiến pháp. Trước khi Việt Nam có thể vươn ra để tạo dựng một vị trí trên sân khấu thế giới, các lãnh đạo cộng sản cần thật tâm giải quyết những vấn đề trên để tránh làm sâu thêm hố ngăn trong xã hội.
Việt Nam không thể trở thành một nước mẫu mực trên sân khấu thế giới khi thiếu vắng các giá trị tự do mà Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã đề ra. Việc bắt giữ các blogger và các nhà hoạt động dân chủ, hạn chế tự do ngôn luận và lập hội, cố gắng duy trì quyền lực độc đảng đã đi ngược lại với tất cả những điều trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, mặc dù đây là những lý tưởng và nguyên tắc mà Việt Nam thừa nhận và ủng hộ.
Trong chuyến thăm của ông Sang vừa qua, Hoa Kỳ đã nói rõ rằng nếu Việt Nam không có những cải thiện cụ thể về quyền con người thì Hoa Kỳ sẽ không gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Nhưng với địa chính trị cùng lợi thế quân sự tại khu vực và sự hung hãn của Trung Quốc ngày càng gia tăng, Hoa Kỳ sẽ không loại trừ khả năng mở rộng và tăng cường một số hoạt động quân sự với Việt Nam.
Không ai hy vọng rằng trong một đêm Việt Nam có thể tự chuyển mình thành một ngọn hải đăng của nền dân chủ ở Đông Nam Á. Nhưng Hà Nội chưa tỏ rõ thiện chí cải thiện hồ sơ nhân quyền mà chỉ đề cập đến chủ đề này trên phương diện ngoại giao.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Sang cũng thừa nhận tuy Hoa Kỳ và Việt Nam không cùng quan điểm về vấn đề này và cho rằng những bất đồng sẽ không cản trở mối quan hệ đang phát triển chặt chẽ giữa hai nước. Nhưng các lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng cần hiều rõ rằng để xây dựng một nhà nước của dân thì nhất thiết phải được sự ủng hộ của dân và được nhân dân chính thức trao quyền. Tiếp tục duy trì thể chế một đảng trong dài hạn chỉ gây thêm bất ổn chính trị cũng như sự mất tín nhiệm của nhân dân và bạn bè trên trường quốc tế.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.