WASHINGTON —
Các vụ tiết lộ gần đây về cách thức Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ thu thập thông tin về các chương trình theo dõi tối mật có thể khiến cho các cơ quan tình báo Hoa Kỳ phải xét lại các tiến trình thu thập dữ liệu và ai có thể tiếp cận thông tin đó.
Giám đốc nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Quỹ Heritage Steven Bucci nói mỗi lần có một vụ tiết lộ hay vi phạm thông tin tình báo bí mật thì nó lại châm ngòi cho một sự tái xét toàn bộ tiến trình thu thập tin tình báo.
Ông nói với chương trình Encounter của đài VOA ông chắc chắn đây là để đáp lại việc thông tin bị tiết lộ bởi cựu nhân viên khế ước của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA, ông Edward Snowden.
Ông Bucci nói: “Ðây không phải là một loại tiến trình gay gắt là hãy đi truy lùng thủ phạm. Ðây rất giống như một chương trình kiểu quan liêu là hãy xét lại tất cả các quy luật và xem ai đó làm việc gì.”
Ông nói mục tiêu là tính xem điều gì đã đi chệch đường và ngăn tránh để khỏi xảy ra chuyện ấy nữa.
Ông nói: “Ðây là cách đáp ứng thích hợp của một tổ chức lớn để tìm cách tính xem họ có thể ngăn chặn việc này đừng sai trật nữa trước khi chuyện ấy lại xảy ra.”
Các giới chức tình báo và một số thành viên của Quốc hội nói rằng ông Snowden gây nguy cơ cho nước Mỹ khi ông ta chuyển thông tin về các chương trình bí mật đào bới dữ liệu cho các báo Washington Post và The Guardian.
Khi đó, ông Snowden được tuyển dụng làm chuyên gia kỹ thuật cho Booz Allen Hamilton, một công ty tư nhân làm việc theo một hợp đồng với NSA.
Ông Rudy de Leon là một phó chủ tịch an ninh quốc gia tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ và một vị cựu thứ trưởng quốc phòng.
Ông nói các hành động của ông Snowden sẽ có phần chắc nhất là sẽ châm ngòi cho các cơ quan chính phủ và nhân viên hợp đồng nghĩ lại việc ai đó được tiếp cận điều gì.
Ông de Leon nói: “Tôi chắc chắn những người đã cấp phép cho người này đang trải qua và làm công tác kiểm tra để tính toán chính xác xem điều gì đã đi chệch đường.”
Theo ông De Leon, Hoa Kỳ có hệ thống kiểm tra và cân bằng để bảo đảm rằng các chương trình theo dõi của chính phủ không xâm phạm các quyền hạn và quyền riêng tư của người dân Mỹ bình thường.
Ông nói nhân viên điều tra sẽ muốn biết điều gì đã khiến cho ông Snowden coi thường các biện pháp an toàn này.
Ông De Lon nói thêm: “Tôi nghĩ bất cứ lúc nào một cá nhân đang ở trong một vị trí được tin cậy tin rằng người đó quan trọng hơn là ngành tư pháp hay lập pháp hay hành pháp về mặt thực hiện các quyết định này, thì tôi nghĩ rằng cá nhân đó phải bị thẩm vấn chỉ về mặt tôn trọng các nghĩa vụ mà ông ấy đã đồng ý chấp nhận khi nguời ấy làm việc cho nhân viên hợp đồng này.”
Những tiết lộ của ông Snowden về việc thu thập các dữ liệu điện thoại và Internet nằm trong các nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn khủng bố, đã châm ngòi cho những vụ điều trần ở trụ sở Quốc Hội.
Tại một cuộc điều trần của ủy ban tình báo Hạ viện, dân biểu Dutch Ruppersberger kêu gọi có những thay đổi trong cách thức theo dõi các nhân viên tiếp cận được với thông tin bí mật.
Ông nói: “Chúng ta cần phải thay đổi các hệ thống và tập tục của chúng ta và sử dụng những gì mới nhất về kỹ thuật để cảnh báo các cấp trên khi nào một nhân viên tìm cách tải xuống và lấy đi loại thông tin này. Chúng ta cần phải hàn gắn kẽ hở này trong hệ thống.”
Ông De Leon nói khi nói về vai trò của chính phủ Hoa Kỳ trong việc cân bằng nhu cầu bảo vệ công dân với sự cần thiết phải tôn trọng quyền lợi và quyền riêng tư của họ”, thì con lắc liên tục di chuyển.
Ông nói người Mỹ trông đợi chính phủ tìm ra được một cách quân bình các ưu tiên quan trọng này.
Ông Bucci nói ông lo ngại rằng một phản ứng của công chúng truớc việc tình báo truy tầm dữ liệu sẽ buộc các cơ quan theo dõi của Hoa Kỳ phải lui bước quá nhiều - một hành động mà ông cho là có thể khiến cho Hoa Kỳ dễ bị tổn hại hơn về lâu về dài.
Giám đốc nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Quỹ Heritage Steven Bucci nói mỗi lần có một vụ tiết lộ hay vi phạm thông tin tình báo bí mật thì nó lại châm ngòi cho một sự tái xét toàn bộ tiến trình thu thập tin tình báo.
Ông nói với chương trình Encounter của đài VOA ông chắc chắn đây là để đáp lại việc thông tin bị tiết lộ bởi cựu nhân viên khế ước của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA, ông Edward Snowden.
Ông Bucci nói: “Ðây không phải là một loại tiến trình gay gắt là hãy đi truy lùng thủ phạm. Ðây rất giống như một chương trình kiểu quan liêu là hãy xét lại tất cả các quy luật và xem ai đó làm việc gì.”
Ông nói mục tiêu là tính xem điều gì đã đi chệch đường và ngăn tránh để khỏi xảy ra chuyện ấy nữa.
Ông nói: “Ðây là cách đáp ứng thích hợp của một tổ chức lớn để tìm cách tính xem họ có thể ngăn chặn việc này đừng sai trật nữa trước khi chuyện ấy lại xảy ra.”
Các giới chức tình báo và một số thành viên của Quốc hội nói rằng ông Snowden gây nguy cơ cho nước Mỹ khi ông ta chuyển thông tin về các chương trình bí mật đào bới dữ liệu cho các báo Washington Post và The Guardian.
Khi đó, ông Snowden được tuyển dụng làm chuyên gia kỹ thuật cho Booz Allen Hamilton, một công ty tư nhân làm việc theo một hợp đồng với NSA.
Ông Rudy de Leon là một phó chủ tịch an ninh quốc gia tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ và một vị cựu thứ trưởng quốc phòng.
Ông nói các hành động của ông Snowden sẽ có phần chắc nhất là sẽ châm ngòi cho các cơ quan chính phủ và nhân viên hợp đồng nghĩ lại việc ai đó được tiếp cận điều gì.
Ông de Leon nói: “Tôi chắc chắn những người đã cấp phép cho người này đang trải qua và làm công tác kiểm tra để tính toán chính xác xem điều gì đã đi chệch đường.”
Theo ông De Leon, Hoa Kỳ có hệ thống kiểm tra và cân bằng để bảo đảm rằng các chương trình theo dõi của chính phủ không xâm phạm các quyền hạn và quyền riêng tư của người dân Mỹ bình thường.
Ông nói nhân viên điều tra sẽ muốn biết điều gì đã khiến cho ông Snowden coi thường các biện pháp an toàn này.
Ông De Lon nói thêm: “Tôi nghĩ bất cứ lúc nào một cá nhân đang ở trong một vị trí được tin cậy tin rằng người đó quan trọng hơn là ngành tư pháp hay lập pháp hay hành pháp về mặt thực hiện các quyết định này, thì tôi nghĩ rằng cá nhân đó phải bị thẩm vấn chỉ về mặt tôn trọng các nghĩa vụ mà ông ấy đã đồng ý chấp nhận khi nguời ấy làm việc cho nhân viên hợp đồng này.”
Những tiết lộ của ông Snowden về việc thu thập các dữ liệu điện thoại và Internet nằm trong các nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn khủng bố, đã châm ngòi cho những vụ điều trần ở trụ sở Quốc Hội.
Tại một cuộc điều trần của ủy ban tình báo Hạ viện, dân biểu Dutch Ruppersberger kêu gọi có những thay đổi trong cách thức theo dõi các nhân viên tiếp cận được với thông tin bí mật.
Ông nói: “Chúng ta cần phải thay đổi các hệ thống và tập tục của chúng ta và sử dụng những gì mới nhất về kỹ thuật để cảnh báo các cấp trên khi nào một nhân viên tìm cách tải xuống và lấy đi loại thông tin này. Chúng ta cần phải hàn gắn kẽ hở này trong hệ thống.”
Ông De Leon nói khi nói về vai trò của chính phủ Hoa Kỳ trong việc cân bằng nhu cầu bảo vệ công dân với sự cần thiết phải tôn trọng quyền lợi và quyền riêng tư của họ”, thì con lắc liên tục di chuyển.
Ông nói người Mỹ trông đợi chính phủ tìm ra được một cách quân bình các ưu tiên quan trọng này.
Ông Bucci nói ông lo ngại rằng một phản ứng của công chúng truớc việc tình báo truy tầm dữ liệu sẽ buộc các cơ quan theo dõi của Hoa Kỳ phải lui bước quá nhiều - một hành động mà ông cho là có thể khiến cho Hoa Kỳ dễ bị tổn hại hơn về lâu về dài.