Kết quả xét nghiệm ADN hôm thứ Sáu cho biết một cặp vợ chồng người Bulgaria thuộc sắc dân Roma (còn gọi là di-gan) là cha mẹ ruột của bé gái tóc vàng Maria được tìm thấy trong một khu trại người Roma ở miền trung Hy Lạp hồi tuần qua.
Các công tố viên Bulgaria đang điều tra xem liệu người mẹ, bà Sasha Ruseva, 35 tuổi, có bán bé Maria đi hay không. Bà Ruseva phủ nhận nghi vấn này nhưng thừa nhận bà có để lại bé Maria, khi đó mới 7 tháng tuổi, ở Hy Lạp khi bà đang làm nghề hái ô-liu ở đó vào năm 2009, vì không nuôi nổi cô bé và phải quay về Bulgaria.
Bé Maria được cảnh sát Hy lạp phát hiện tuần trước ở thành phố Farsala vì có ngoại hình không giống với những người mà em sống cùng.
Tòa án tối cao của Hy Lạp hôm thứ Ba đã ra lệnh điều tra khẩn cấp giấy khai sinh cấp trên toàn quốc vì nghi ngờ nhiều người đăng ký khai sinh giả để nhận phúc lợi từ nhiều nguồn nhất có thể.
Từ khi bé Maria được phát hiện, có thêm hai vụ bị nghi ngờ là buôn bán trẻ em nữa đang được điều tra ở Hy Lạp.
Vụ việc cũng nêu bật tình cảnh của người Roma ở Bulgaria, nước thành viên nghèo nhất trong Liên minh châu Âu. Nhiều người họ sống trong cảnh gần như bần cùng và ngoài rìa xã hội.
Ước tính có khoảng 10 triệu người Roma khắp châu Âu. Các tổ chức nhân quyền nói họ chịu nạn kỳ thị ở khắp nơi.
(Reuters, AP)
Các công tố viên Bulgaria đang điều tra xem liệu người mẹ, bà Sasha Ruseva, 35 tuổi, có bán bé Maria đi hay không. Bà Ruseva phủ nhận nghi vấn này nhưng thừa nhận bà có để lại bé Maria, khi đó mới 7 tháng tuổi, ở Hy Lạp khi bà đang làm nghề hái ô-liu ở đó vào năm 2009, vì không nuôi nổi cô bé và phải quay về Bulgaria.
Bé Maria được cảnh sát Hy lạp phát hiện tuần trước ở thành phố Farsala vì có ngoại hình không giống với những người mà em sống cùng.
Tòa án tối cao của Hy Lạp hôm thứ Ba đã ra lệnh điều tra khẩn cấp giấy khai sinh cấp trên toàn quốc vì nghi ngờ nhiều người đăng ký khai sinh giả để nhận phúc lợi từ nhiều nguồn nhất có thể.
Từ khi bé Maria được phát hiện, có thêm hai vụ bị nghi ngờ là buôn bán trẻ em nữa đang được điều tra ở Hy Lạp.
Vụ việc cũng nêu bật tình cảnh của người Roma ở Bulgaria, nước thành viên nghèo nhất trong Liên minh châu Âu. Nhiều người họ sống trong cảnh gần như bần cùng và ngoài rìa xã hội.
Ước tính có khoảng 10 triệu người Roma khắp châu Âu. Các tổ chức nhân quyền nói họ chịu nạn kỳ thị ở khắp nơi.
(Reuters, AP)