Kung Fu, một vở kịch mới của David Henry Hwang tại nhà hát Signature Theatre ở New York, bi kịch hóa những năm còn trẻ của ngôi sao võ thuật người Mỹ gốc Trung Quốc Bruce Lee, tức Lý Tiểu Long.
Bruce Lee sanh tại Hoa Kỳ nhưng lớn lên tại Hong Kong. Bruce Lee, do Cole Horibe thủ vai, được 18 tuổi và đã là một diễn viên trẻ nhiều kinh nghiệm đồng thời là một vũ công và thuần thục các môn võ thuật Trung Quốc khi anh trở về Mỹ để tiếp tục việc học.
Vở kịch được dàn dựng tại một xưởng phim nhỏ ở Seatle, bang Washington, giống như căn phòng Lee đã dùng để dạy vũ và Kung Fu khi còn là một sinh viên đại học.
Ông Hwang cho biết lúc đầu ông cố viết vở kịch này là một vở nhạc kịch, nhưng đã quyết định tốt hơn hết là xen những màn vũ vào hơn là những ca khúc hát để làm nổi bật câu chuyện.
Ông nói: “Có 17 màn vũ, nhiều màn đánh nhau. Đây là điều tôi thực sự không nghĩ đã được làm trước đây, ít nhất tại Mỹ, đó là sáng tạo ra cái tôi gọi là một “dansical”, một chương trình phối hợp kịch với vũ. Vì thế, về một mặt nào đó, dường như chúng tôi phải sáng tạo ra hình thức này, và tôi nghĩ chúng tôi đã tìm cách thực hiện nó trong một thời gian khá ngắn để hoàn thành một màn trình diễn vĩ đại như bất cứ vở nhạc kịch nào tại Broadway.”
Giống như những vở kịch khác của ông Hwang như M. Butterfly và Golden Child, vở Kung Fu có liên quan đến những câu hỏi về lai lịch Mỹ gốc Á, thành kiến và sự đồng hóa. Là một tài tử trẻ tại Hollywood, Bruce Lee thường được giao cho đóng những vai phụ, rập khuôn.
Bruce Lee giải thích trong một cảnh với một nhà sản xuất TV sắp giao cho anh vai trò người đồng mưu Kato trong loạt phim siêu anh hùng The Green Hornet:
“Mỗi lần tôi thấy một người Trung Quốc với đuôi tóc dài cúi rạp mình xuống lau nhà thì tôi muốn đập tan cái TV.”
Nhà sản xuất phim Dozier nói “Tôi đồng ý. Cách thức Hollywood mô tả người phương Đông là xấu xa, binh sĩ thù nghịch, diễu cợt, làm cho tôi chán ngán. Trong dự án của tôi, anh sẽ đóng một nhân vật hoàn toàn khác.”
Lee trả lời “Người hùng.”
ÔngDozier đáp lại một cách dịu dàng “Vâng, anh ấy làm việc với anh hùng và anh ấy cũng là anh hùng.”
Vở kịch cũng mang chủ đề về những đấu tranh của Lee với người cha-được trình bày trong những cảnh hồi tưởng. Cha anh, ông Khải Toàn là một ngôi sao Hồ Quảng khinh miệt những nguyện vọng của Lee.
Trong lúc họ giả đánh trận bằng những cây gậy Thiếu Lâm, Lee hét lên: “Chẳng ai thèm để ý gì đến Hong Kong.”
Ba anh trả lời “Tại Mỹ chẳng ai thèm để ý gì đến con.”
Trong vai Kato trong vở The Green Hornet - một người thành thạo các môn võ tự vệ và là phụ tá của một người anh hùng - Lee trở nên nổi tiếng tại Mỹ và Hong Kong. Nhưng nó cũng không biến thành những vai chính trong các phim hành động mà anh muốn tại Hollywood.
Ông Hwang nói “có tài và tuyệt diệu như thế mà Lee cũng không phá được cái trần kính trong ngành giải trí Hollywood, và phần lớn những cảnh trong phần hai của vở kịch là về những cuộc tranh đấu của anh trong khi tìm cách kiếm được việc làm diễn viên tại Hollywood. Và trong cuối màn trình diễn anh nhận ra rằng chuyện này sẽ không xảy ra cho anh tại Mỹ và anh trở lại Hong Kong.”
Vỡ diễn kết thúc trước khi Bruce Lee trở thành một ngôi sao qua những phim hành động võ thuật được quay tại Hong Kong trong năm 1971 và 1972. Bruce Lee từ trần vì chứng phù não năm kế tiếp ở tuổi 32, ngay trước khi phim vĩ đại đầu tiên của anh sản xuất tại Hollywood được phát hành, phim Enter the Dragon.
Trong khi một số chỉ trích cho rằng vở Kung Fu không linh động, và đối thoại buồn tẻ, nhưng tất cả đều ca ngợi những màn khiêu vũ đặc biệt là sự trình diễn của Horibe, một võ sĩ võ tự vệ được huy chương Thế vận hội và đứng hạng nhì trong chương trình TV So You Think You Can Dance.
Bà Marilyn Stasio, nhà phê bình cho tạp chí Variety viết “biên đạo múa Sonya Tayeh đã sáng tạo ra nhiều động tác kinh ngạc cho toàn thể diễn viên múa nam. Chừng nào mà Horibe và những người khác còn cất cánh bay lên, họ nhận được sự chú ý đặc biệt của chúng ta.”
http://english.share.voanews.eu/flashembed.aspx?t=vid&id=1871275&w=500&h=360&skin=embeded
Bruce Lee sanh tại Hoa Kỳ nhưng lớn lên tại Hong Kong. Bruce Lee, do Cole Horibe thủ vai, được 18 tuổi và đã là một diễn viên trẻ nhiều kinh nghiệm đồng thời là một vũ công và thuần thục các môn võ thuật Trung Quốc khi anh trở về Mỹ để tiếp tục việc học.
Vở kịch được dàn dựng tại một xưởng phim nhỏ ở Seatle, bang Washington, giống như căn phòng Lee đã dùng để dạy vũ và Kung Fu khi còn là một sinh viên đại học.
Ông Hwang cho biết lúc đầu ông cố viết vở kịch này là một vở nhạc kịch, nhưng đã quyết định tốt hơn hết là xen những màn vũ vào hơn là những ca khúc hát để làm nổi bật câu chuyện.
Ông nói: “Có 17 màn vũ, nhiều màn đánh nhau. Đây là điều tôi thực sự không nghĩ đã được làm trước đây, ít nhất tại Mỹ, đó là sáng tạo ra cái tôi gọi là một “dansical”, một chương trình phối hợp kịch với vũ. Vì thế, về một mặt nào đó, dường như chúng tôi phải sáng tạo ra hình thức này, và tôi nghĩ chúng tôi đã tìm cách thực hiện nó trong một thời gian khá ngắn để hoàn thành một màn trình diễn vĩ đại như bất cứ vở nhạc kịch nào tại Broadway.”
Giống như những vở kịch khác của ông Hwang như M. Butterfly và Golden Child, vở Kung Fu có liên quan đến những câu hỏi về lai lịch Mỹ gốc Á, thành kiến và sự đồng hóa. Là một tài tử trẻ tại Hollywood, Bruce Lee thường được giao cho đóng những vai phụ, rập khuôn.
Bruce Lee giải thích trong một cảnh với một nhà sản xuất TV sắp giao cho anh vai trò người đồng mưu Kato trong loạt phim siêu anh hùng The Green Hornet:
“Mỗi lần tôi thấy một người Trung Quốc với đuôi tóc dài cúi rạp mình xuống lau nhà thì tôi muốn đập tan cái TV.”
Nhà sản xuất phim Dozier nói “Tôi đồng ý. Cách thức Hollywood mô tả người phương Đông là xấu xa, binh sĩ thù nghịch, diễu cợt, làm cho tôi chán ngán. Trong dự án của tôi, anh sẽ đóng một nhân vật hoàn toàn khác.”
Lee trả lời “Người hùng.”
ÔngDozier đáp lại một cách dịu dàng “Vâng, anh ấy làm việc với anh hùng và anh ấy cũng là anh hùng.”
Vở kịch cũng mang chủ đề về những đấu tranh của Lee với người cha-được trình bày trong những cảnh hồi tưởng. Cha anh, ông Khải Toàn là một ngôi sao Hồ Quảng khinh miệt những nguyện vọng của Lee.
Trong lúc họ giả đánh trận bằng những cây gậy Thiếu Lâm, Lee hét lên: “Chẳng ai thèm để ý gì đến Hong Kong.”
Ba anh trả lời “Tại Mỹ chẳng ai thèm để ý gì đến con.”
Trong vai Kato trong vở The Green Hornet - một người thành thạo các môn võ tự vệ và là phụ tá của một người anh hùng - Lee trở nên nổi tiếng tại Mỹ và Hong Kong. Nhưng nó cũng không biến thành những vai chính trong các phim hành động mà anh muốn tại Hollywood.
Ông Hwang nói “có tài và tuyệt diệu như thế mà Lee cũng không phá được cái trần kính trong ngành giải trí Hollywood, và phần lớn những cảnh trong phần hai của vở kịch là về những cuộc tranh đấu của anh trong khi tìm cách kiếm được việc làm diễn viên tại Hollywood. Và trong cuối màn trình diễn anh nhận ra rằng chuyện này sẽ không xảy ra cho anh tại Mỹ và anh trở lại Hong Kong.”
Vỡ diễn kết thúc trước khi Bruce Lee trở thành một ngôi sao qua những phim hành động võ thuật được quay tại Hong Kong trong năm 1971 và 1972. Bruce Lee từ trần vì chứng phù não năm kế tiếp ở tuổi 32, ngay trước khi phim vĩ đại đầu tiên của anh sản xuất tại Hollywood được phát hành, phim Enter the Dragon.
Trong khi một số chỉ trích cho rằng vở Kung Fu không linh động, và đối thoại buồn tẻ, nhưng tất cả đều ca ngợi những màn khiêu vũ đặc biệt là sự trình diễn của Horibe, một võ sĩ võ tự vệ được huy chương Thế vận hội và đứng hạng nhì trong chương trình TV So You Think You Can Dance.
Bà Marilyn Stasio, nhà phê bình cho tạp chí Variety viết “biên đạo múa Sonya Tayeh đã sáng tạo ra nhiều động tác kinh ngạc cho toàn thể diễn viên múa nam. Chừng nào mà Horibe và những người khác còn cất cánh bay lên, họ nhận được sự chú ý đặc biệt của chúng ta.”
http://english.share.voanews.eu/flashembed.aspx?t=vid&id=1871275&w=500&h=360&skin=embeded