WASHINGTON —
Hiện tượng viêm nhiễm vi-rút bệnh cúm có thể phức tạp hơn nhiều so với người ta tưởng trước đây. Các nhà khoa học nói rằng tác nhân gây bệnh có vẻ như đã vô hiệu hóa những yếu tố kháng cự đầu tiên của hệ thống miễn nhiễm, tức là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại bệnh tật.
Khi đối đầu với vi-rút bệnh cúm, hệ thống miễn nhiễm của cơ thể tạo ra các tế bào bạch cầu sản xuất các kháng thể được thiết kế đặc biệt để gắn vào các vi sinh vật và trung hòa chúng, ngừa lây nhiễm. Các tế bào đặc biệt kết nối với vi-rút này cũng giữ lại những ký ức về yếu tố xâm nhập, như vậy hệ thống miễn nhiễm có thể chống lại nó trong tương lai nếu việc phơi nhiễm xảy ra lại.
Ít nhất, đó là những hiểu biết truyền thống về cơ thể chống lại vi-rút bệnh cúm theo cách nào.
Ông Hidde Ploegh, trưởng nhóm nhà sinh vật học thuộc Viện Khảo Cứu Y Sinh học Whitehead ở Cambridge, Massachusetts, đã khám phá ra phương cách vi-rút bệnh cúm có thể vô hiệu hóa các kháng thể đầu tiên được biết là B cells như thế nào.
Khảo cứu với những con chuột được sinh sản với việc biến đổi gien di truyền gợi ý rằng loại vi-rut này xâm nhập B cells và gây trở ngại cho việc sản xuất kháng thể, một tiến trình cuối cùng giết chết các tế bào này và là tuyến phòng thủ đầu tiên.
Ông Ploegh nói rằng nếu sự thật là như vậy thì tiến trình lây bệnh có thể phức tạp hơn nhiều so với người ta tưởng trước đây. Ông nói:
“Và như vậy, chúng tôi nghĩ rằng hiện tượng này thực sự cung cấp một cửa ngõ mới về phương cách vi-rút lây nhiễm như thế nào. Sự kiện này cũng hàm ý cách giải thích tại sao một số loại bệnh cúm gây ra các trường hợp tệ hại hơn của chứng bệnh này so với những loại khác.”
Thông thường, các kháng thể tiền tuyến thường quây quần tại các tế bào phổi để bảo vệ cơ thể chống lại việc phơi nhiễm trong tương lai các vi sinh vật xâm nhập qua hệ thống hô hấp.
Nhưng loại vi-rut cúm này, đã làm mất khả năng của các kháng thể, có thể tấn công các tế bào phổi gây trở ngại cho khả năng của các kháng thể để nhớ tác nhân gây bệnh và phát động một cuộc tấn công hệ thống miễn nhiễm.
Ông Hidde Ploegh thuộc Viện Whitehead nói tiếp:
“Như vậy, sự kiện này gợi ý rằng cuộc chạm trán sơ khởi của loại tế bào bạch cầu mà ta nghĩ là phòng vệ cho chúng ta chống lại vi-rut có thể bị tiêu diệt bởi đợt bị nhiễm sơ khởi.”
Ông Ploegh nói rằng bằng cách vô hiệu hóa cái gọi là ‘binh sĩ tuyến đầu’, vi-rút bệnh cúm có thêm thời gian để tái tạo và có được chỗ đứng trước khi hệ thống miễn nhiễm có thể huy động đợt phòng thủ thứ nhì.
Bài báo về phương cách vi-rút cúm gây trở ngại cho đáp ứng miễn nhiễm của cơ thể được đăng trong tạp chí Nature.
Khi đối đầu với vi-rút bệnh cúm, hệ thống miễn nhiễm của cơ thể tạo ra các tế bào bạch cầu sản xuất các kháng thể được thiết kế đặc biệt để gắn vào các vi sinh vật và trung hòa chúng, ngừa lây nhiễm. Các tế bào đặc biệt kết nối với vi-rút này cũng giữ lại những ký ức về yếu tố xâm nhập, như vậy hệ thống miễn nhiễm có thể chống lại nó trong tương lai nếu việc phơi nhiễm xảy ra lại.
Ít nhất, đó là những hiểu biết truyền thống về cơ thể chống lại vi-rút bệnh cúm theo cách nào.
Ông Hidde Ploegh, trưởng nhóm nhà sinh vật học thuộc Viện Khảo Cứu Y Sinh học Whitehead ở Cambridge, Massachusetts, đã khám phá ra phương cách vi-rút bệnh cúm có thể vô hiệu hóa các kháng thể đầu tiên được biết là B cells như thế nào.
Khảo cứu với những con chuột được sinh sản với việc biến đổi gien di truyền gợi ý rằng loại vi-rut này xâm nhập B cells và gây trở ngại cho việc sản xuất kháng thể, một tiến trình cuối cùng giết chết các tế bào này và là tuyến phòng thủ đầu tiên.
Ông Ploegh nói rằng nếu sự thật là như vậy thì tiến trình lây bệnh có thể phức tạp hơn nhiều so với người ta tưởng trước đây. Ông nói:
“Và như vậy, chúng tôi nghĩ rằng hiện tượng này thực sự cung cấp một cửa ngõ mới về phương cách vi-rút lây nhiễm như thế nào. Sự kiện này cũng hàm ý cách giải thích tại sao một số loại bệnh cúm gây ra các trường hợp tệ hại hơn của chứng bệnh này so với những loại khác.”
Thông thường, các kháng thể tiền tuyến thường quây quần tại các tế bào phổi để bảo vệ cơ thể chống lại việc phơi nhiễm trong tương lai các vi sinh vật xâm nhập qua hệ thống hô hấp.
Nhưng loại vi-rut cúm này, đã làm mất khả năng của các kháng thể, có thể tấn công các tế bào phổi gây trở ngại cho khả năng của các kháng thể để nhớ tác nhân gây bệnh và phát động một cuộc tấn công hệ thống miễn nhiễm.
Ông Hidde Ploegh thuộc Viện Whitehead nói tiếp:
“Như vậy, sự kiện này gợi ý rằng cuộc chạm trán sơ khởi của loại tế bào bạch cầu mà ta nghĩ là phòng vệ cho chúng ta chống lại vi-rut có thể bị tiêu diệt bởi đợt bị nhiễm sơ khởi.”
Ông Ploegh nói rằng bằng cách vô hiệu hóa cái gọi là ‘binh sĩ tuyến đầu’, vi-rút bệnh cúm có thêm thời gian để tái tạo và có được chỗ đứng trước khi hệ thống miễn nhiễm có thể huy động đợt phòng thủ thứ nhì.
Bài báo về phương cách vi-rút cúm gây trở ngại cho đáp ứng miễn nhiễm của cơ thể được đăng trong tạp chí Nature.