Chị Ðỗ Minh Thùy mới đây được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là cựu sinh viên xuất sắc nhất của tháng Bảy
Học chuyên ngành tiếng Anh và lại có niềm đam mê viết lách, Ðỗ Minh Thùy đã tận dụng được cả hai lợi thế đó khi được tuyển vào làm việc tại một tạp chí của Mỹ, Tạp chí Time, ở Việt Nam hồi đầu những năm 2000. Nhưng không dừng lại ở một công việc mà có lẽ nhiều bạn trẻ mơ ước tại một tạp chí nước ngoài danh tiếng, Thùy vẫn muốn được mở rộng kiến thức và muốn được đào tạo bài bản về nghề làm báo, chính vì vậy mà khi biết chương trình Fulbright có học bổng dành cho ngành báo chí, chị đã quyết tâm xin học bổng cao học và đã được lựa chọn vào học thạc sĩ báo chí tại trường đại học Indiana vào năm 2004.
Trong thời gian học tại đó, chị nhận ra có một sự khác biệt cơ bản giữa việc dạy và học báo chí ở Mỹ và ở Việt Nam, chị nói: “Khi học bên đó thày cô dậy cho tôi nhiều kiến thức, nhưng đồng thời họ cũng yêu cầu sinh viên phải thực hành những gì đã học. Ví dụ giảng viên dạy viết của tôi ngay từ những ngày đầu tiên đã yêu cầu sinh viên phải viết một bài và làm ra một tờ báo của chính lớp học đó. Những bài tập mà cô hướng dẫn trên lớp thì sau đó cũng được áp dụng ngay để làm sao sinh viên có thể thực hành luôn. Tôi thấy đó là điều mà ở Việt Nam trong các chương trình học nói chung, và các chương trình học báo chí nói riêng thì dường như vẫn còn thiếu.”
Chính những sự khác biệt trong môi trường giáo dục của Mỹ đã thôi thúc Thùy muốn truyền đạt lại những kinh nghiệm và kiến thức mà mình học được cho các nhà báo trẻ và các em sinh viên ở Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành báo chí ở Mỹ trở về Việt Nam, chị đã cùng một số cựu sinh viên đã từng theo học ở Hoa Kỳ lập nên dự án mang tên ‘Chương trình Nâng cao Năng lực Nhà báo trẻ Việt Nam’ vào năm 2009.
Hoạt động chính của chương trình là thiết kế các khóa học nhằm nâng cao năng lực viết bài, đưa tin, kinh nghiệm trong việc khai thác, thu thập, xử lý thông tin, viết tin bài, phóng sự ảnh, nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp cũng như tính chuyên nghiệp. Chị Thùy cho biết chương trình cũng thường xuyên mời các nhà báo kỳ cựu của Việt Nam, như nhà báo Huy Ðức, bút danh Osin, và cả các nhà báo của các tờ báo nước ngoài tới chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn. Ngoài ra, chương trình cũng thường tổ chức những chuyến đi thực tế cho các nhà báo trẻ để họ có thể tiếp xúc với những vấn đề nổi cộm đang được xã hội quan tâm.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, kể từ khi thành lập, dự án đã thực hiện 41 khóa tập huấn cho hàng ngàn nhà báo trẻ và sinh viên báo chí ở Việt Nam. Cũng nhờ có chương trình huấn luyện này mà một mạng lưới mới kết nối các nhà báo trẻ ở Việt Nam đã ra đời để ủng hộ cho vấn đề đạo đức nghề nghiệp và nâng cao tính chuyên nghiệp của ngành báo chí của Việt Nam.
Chị Ðỗ Minh Thùy mới đây đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là cựu sinh viên xuất sắc nhất của tháng 7 để công nhận sự tận tâm của chị trong việc nâng cao tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp của ngành báo chí Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, đích thân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tuyên dương chị Thùy trong một buổi họp mặt nhân kỷ niệm 20 năm chương trình Fulbright Việt Nam. Bà Clinton nói: “Ðỗ Minh Thùy đã nhận được học bổng Fulbright để học báo chí ở Indiana. Sau khi học xong, cô ấy nhận thấy rằng các nhà báo như mình ở Việt Nam xứng đáng tiếp cận với những kinh nghiệm và kỹ năng mà cô ấy học được ở Mỹ. Cô ấy cùng với những người bạn khác đã tạo ra một chương trình đào tạo và huấn luyện cho các nhà báo trẻ. Những khóa huấn luyện cô ấy tổ chức thu hút tới 2.300 bạn trẻ ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Một học bổng cho một cá nhân giờ đây đã có hiệu ứng dây chuyền trong một lĩnh vực riêng biệt ra toàn xã hội.”
Phát biểu cảm tưởng về việc được vinh danh này, chị Thùy khiêm tốn nói: “Tôi cũng rất bất ngờ khi được chọn là cựu sinh viên xuất sắc của tháng Bảy, cũng như được bà Ngoại trưởng đề cập đến trong cuộc gặp với các cựu thành viên chương trình Fulbright. Ðây là một vinh dự rất lớn và tôi nghĩ rằng vinh dự này không phải chỉ của riêng tôi mà tôi muốn gửi sự ghi nhận này tới tất cả các anh chị thành viên đã tham gia dự án từ những ngày đầu. Các anh, các chị đã đóng góp một phần rất lớn. Mặc dù đây là sự ghi nhận cá nhân, nhưng tôi muốn nói rằng thành công đó không phải là nỗ lực của riêng bản thân tôi, mà còn là của tất cả nhóm trong suốt thời gian qua, và tôi cũng chỉ là người đại diện mà thôi.”
Nói về lĩnh vực báo chí ở Việt Nam, vấn đề được nhiều người quan tâm không chỉ có đạo đức nghề nghiệp hay sự chuyên nghiệp của các ký giả, mà vấn đề tự do báo chí cũng luôn được các nhà quan sát và các tổ chức quốc tế đề cập đến. Trong báo cáo về Tự do Báo chí Toàn cầu năm 2011, tổ chức Freedom House nhận xét Việt Nam vẫn không có tự do báo chí, trong khi Báo cáo về nhân quyền năm 2011 của Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định rằng tất cả báo chí, đài truyền thanh và truyền hình trong nước vẫn do chính phủ hoặc các tổ chức quần chúng kiểm soát và các hãng tin tức, truyền thông tư nhân vẫn bị cấm thành lập.
Khi được hỏi ý kiến về nhận định này với tư cách là người đã từng tiếp xúc với cả hai nền báo chí Mỹ và Việt Nam, chị Thùy cho biết: “Tôi nghĩ khi người ta tiến hành báo cáo hay điều tra nào đó thì người ta đã có cơ sở nhất định như đối tượng phỏng vấn hay làm điều tra, vì vậy báo cáo đó dựa trên kết quả mà họ thu được. Tôi không biết họ lấy mẫu điều tra như thế nào nên tôi không thể nói báo cáo đó đúng 100% hay là sai. Nhưng tôi may mắn được tiếp xúc với hai nền báo chí, ở Hoa Kỳ thì nhà báo có được sự tự do nhất định khi họ viết bài và họ được bảo vệ. Ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng các cơ quan nhà nước, chính phủ cũng đang cố gắng hướng tới để làm sao bảo vệ quyền tự do ngôn luận của nhà báo nói riêng và người dân nói chung.”
Cũng theo chị Thùy, tự nhân hóa báo chí là xu hướng tất yếu mà Việt Nam sẽ đi theo, chị nói: “Báo chí tư nhân thì cũng đã manh nha xuất hiện ở Việt Nam. Ở Việt Nam mà muốn ra một tờ báo nào đó thì bao giờ cũng phải dưới một cơ quan nào đó, rồi cơ quan đó có thể thực hiện tờ báo đó hay để tư nhân làm, và điều này thì đã có rồi. Tôi nghĩ rằng sớm hay muộn thì đây cũng là một xu hướng chung mà Việt Nam cũng cần phải tiến tới. Nếu điều đó là tốt thì chúng ta không có gì phải sợ hay ngăn cản cả.”
Ðược biết, hàng tháng, Bộ phận đặc trách các vấn đề của cựu sinh viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều công nhận thành tích của một cựu sinh viên xuất sắc. Trong suốt tháng Bảy này, chị Ðỗ Minh Thùy sẽ được vinh danh trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dành cho hơn một triệu cựu sinh viên mà Bộ đã tài trợ học bổng trên khắp thế giới.
Quí vị có thể tìm hiểu thêm về dự án của chị Thùy tại: evj.vn.
Trong thời gian học tại đó, chị nhận ra có một sự khác biệt cơ bản giữa việc dạy và học báo chí ở Mỹ và ở Việt Nam, chị nói: “Khi học bên đó thày cô dậy cho tôi nhiều kiến thức, nhưng đồng thời họ cũng yêu cầu sinh viên phải thực hành những gì đã học. Ví dụ giảng viên dạy viết của tôi ngay từ những ngày đầu tiên đã yêu cầu sinh viên phải viết một bài và làm ra một tờ báo của chính lớp học đó. Những bài tập mà cô hướng dẫn trên lớp thì sau đó cũng được áp dụng ngay để làm sao sinh viên có thể thực hành luôn. Tôi thấy đó là điều mà ở Việt Nam trong các chương trình học nói chung, và các chương trình học báo chí nói riêng thì dường như vẫn còn thiếu.”
Chính những sự khác biệt trong môi trường giáo dục của Mỹ đã thôi thúc Thùy muốn truyền đạt lại những kinh nghiệm và kiến thức mà mình học được cho các nhà báo trẻ và các em sinh viên ở Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành báo chí ở Mỹ trở về Việt Nam, chị đã cùng một số cựu sinh viên đã từng theo học ở Hoa Kỳ lập nên dự án mang tên ‘Chương trình Nâng cao Năng lực Nhà báo trẻ Việt Nam’ vào năm 2009.
Hoạt động chính của chương trình là thiết kế các khóa học nhằm nâng cao năng lực viết bài, đưa tin, kinh nghiệm trong việc khai thác, thu thập, xử lý thông tin, viết tin bài, phóng sự ảnh, nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp cũng như tính chuyên nghiệp. Chị Thùy cho biết chương trình cũng thường xuyên mời các nhà báo kỳ cựu của Việt Nam, như nhà báo Huy Ðức, bút danh Osin, và cả các nhà báo của các tờ báo nước ngoài tới chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn. Ngoài ra, chương trình cũng thường tổ chức những chuyến đi thực tế cho các nhà báo trẻ để họ có thể tiếp xúc với những vấn đề nổi cộm đang được xã hội quan tâm.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, kể từ khi thành lập, dự án đã thực hiện 41 khóa tập huấn cho hàng ngàn nhà báo trẻ và sinh viên báo chí ở Việt Nam. Cũng nhờ có chương trình huấn luyện này mà một mạng lưới mới kết nối các nhà báo trẻ ở Việt Nam đã ra đời để ủng hộ cho vấn đề đạo đức nghề nghiệp và nâng cao tính chuyên nghiệp của ngành báo chí của Việt Nam.
Chị Ðỗ Minh Thùy mới đây đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là cựu sinh viên xuất sắc nhất của tháng 7 để công nhận sự tận tâm của chị trong việc nâng cao tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp của ngành báo chí Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, đích thân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tuyên dương chị Thùy trong một buổi họp mặt nhân kỷ niệm 20 năm chương trình Fulbright Việt Nam. Bà Clinton nói: “Ðỗ Minh Thùy đã nhận được học bổng Fulbright để học báo chí ở Indiana. Sau khi học xong, cô ấy nhận thấy rằng các nhà báo như mình ở Việt Nam xứng đáng tiếp cận với những kinh nghiệm và kỹ năng mà cô ấy học được ở Mỹ. Cô ấy cùng với những người bạn khác đã tạo ra một chương trình đào tạo và huấn luyện cho các nhà báo trẻ. Những khóa huấn luyện cô ấy tổ chức thu hút tới 2.300 bạn trẻ ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Một học bổng cho một cá nhân giờ đây đã có hiệu ứng dây chuyền trong một lĩnh vực riêng biệt ra toàn xã hội.”
Nói về lĩnh vực báo chí ở Việt Nam, vấn đề được nhiều người quan tâm không chỉ có đạo đức nghề nghiệp hay sự chuyên nghiệp của các ký giả, mà vấn đề tự do báo chí cũng luôn được các nhà quan sát và các tổ chức quốc tế đề cập đến. Trong báo cáo về Tự do Báo chí Toàn cầu năm 2011, tổ chức Freedom House nhận xét Việt Nam vẫn không có tự do báo chí, trong khi Báo cáo về nhân quyền năm 2011 của Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định rằng tất cả báo chí, đài truyền thanh và truyền hình trong nước vẫn do chính phủ hoặc các tổ chức quần chúng kiểm soát và các hãng tin tức, truyền thông tư nhân vẫn bị cấm thành lập.
Khi được hỏi ý kiến về nhận định này với tư cách là người đã từng tiếp xúc với cả hai nền báo chí Mỹ và Việt Nam, chị Thùy cho biết: “Tôi nghĩ khi người ta tiến hành báo cáo hay điều tra nào đó thì người ta đã có cơ sở nhất định như đối tượng phỏng vấn hay làm điều tra, vì vậy báo cáo đó dựa trên kết quả mà họ thu được. Tôi không biết họ lấy mẫu điều tra như thế nào nên tôi không thể nói báo cáo đó đúng 100% hay là sai. Nhưng tôi may mắn được tiếp xúc với hai nền báo chí, ở Hoa Kỳ thì nhà báo có được sự tự do nhất định khi họ viết bài và họ được bảo vệ. Ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng các cơ quan nhà nước, chính phủ cũng đang cố gắng hướng tới để làm sao bảo vệ quyền tự do ngôn luận của nhà báo nói riêng và người dân nói chung.”
Cũng theo chị Thùy, tự nhân hóa báo chí là xu hướng tất yếu mà Việt Nam sẽ đi theo, chị nói: “Báo chí tư nhân thì cũng đã manh nha xuất hiện ở Việt Nam. Ở Việt Nam mà muốn ra một tờ báo nào đó thì bao giờ cũng phải dưới một cơ quan nào đó, rồi cơ quan đó có thể thực hiện tờ báo đó hay để tư nhân làm, và điều này thì đã có rồi. Tôi nghĩ rằng sớm hay muộn thì đây cũng là một xu hướng chung mà Việt Nam cũng cần phải tiến tới. Nếu điều đó là tốt thì chúng ta không có gì phải sợ hay ngăn cản cả.”
Ðược biết, hàng tháng, Bộ phận đặc trách các vấn đề của cựu sinh viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều công nhận thành tích của một cựu sinh viên xuất sắc. Trong suốt tháng Bảy này, chị Ðỗ Minh Thùy sẽ được vinh danh trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dành cho hơn một triệu cựu sinh viên mà Bộ đã tài trợ học bổng trên khắp thế giới.
Quí vị có thể tìm hiểu thêm về dự án của chị Thùy tại: evj.vn.