HÀ NỘI —
Một ngày sau khi có tin về những vụ đối đầu giữa tàu bè của Việt Nam và Trung Quốc gần một giàn khoan Trung Quốc tại vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông, Bắc Kinh nói rằng Việt Nam tiếp tục phái tàu tới khu vực này và đe dọa nhân viên của Trung Quốc. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown gởi về bài tường thuật sau đây.
Chính phủ Việt Nam hôm nay không đưa ra bình luận chính thức về vụ giằng co gần giàn khoan của Trung Quốc, nhưng truyền thông do nhà nước kiểm soát ở đây đã tường thuật rất nhiều về vụ này.
Tờ Tuổi Trẻ, một trong những tờ báo có nhiều độc giả nhất Việt Nam, cho đăng trên trang đầu hàng tít 'Việt Nam sẽ đánh trả nếu tàu Trung Quốc tiếp tục đâm vào tàu Việt Nam'.
Nhiều tờ báo đã ghi nhận các hoạt động tường thuật của truyền thông quốc tế về vụ đụng độ, với sự nhấn mạnh về điều được cho là sự xâm lấn của Trung Quốc và những yêu sách chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trình Quốc Bình đã tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của vụ đối đầu. Ông nhất mực cho rằng đây không phải là 'một cuộc đụng độ' và hai nước có thể giải quyết vụ này thông qua thương thuyết.
Theo lời ông Trình, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị và hợp tác hữu nghị phù hợp với lợi ích cơ bản của hai quốc gia.
Tuy nhiên, ông Dịch Tiên Lương, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sau đó nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo bất thường ở Bắc Kinh là giới hữu trách Trung Quốc 'kinh ngạc' vì những hành động của phía Việt Nam và các tàu Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ.
Ông Dịch nói rằng Việt Nam đã phái thêm tàu tới hiện trường và đã tạo ra một mối đe dọa cho nhân viên của Trung Quốc. Ông nói rằng Bắc Kinh cần có sức mạnh ở một mức nào đó để bảo đảm cho sự vận hành suôn sẻ của giàn khoan của Trung Quốc.
Tuần trước, Trung Quốc loan báo họ đưa giàn khoan dầu của một công ty dầu khí quốc doanh tới gần quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển Việt Nam 220 kilomét. Đây là nơi Việt Nam cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình. Giàn khoan 1 tỉ đô la này thuộc quyền sở hữu của Công ty Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Trung Quốc khẳng định rằng hoạt động này rõ ràng nằm trong lãnh hải của họ.
Ngày hôm qua tại Washington, Bộ Ngoại giao nói rằng quyết định đưa giàn khoan tới vùng biển có tranh chấp của Trung Quốc là có tính chất gây hấn và làm gia tăng căng thẳng.
Ngày hôm nay, trong lúc thực hiện chuyến viếng thăm Hà Nội, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã hối thúc Việt Nam và Trung Quốc 'tránh thực hiện những hành động đơn phương”. Ông nói thêm rằng nền kinh tế toàn cầu “quá mong manh để có thể đương đầu với khả năng xảy ra một vụ khủng hoảng có thể leo thang thành một vụ xung đột'.
"Nước nào cũng có quyền tranh đấu cho lập trường và yêu sách chủ quyền lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, lập trường nhất quán của Hoa Kỳ là sự tranh đấu đó phải có tính chất ngoại giao và phương tiện để thăng tiến yêu sách của một nước phải phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hiệp quốc về luật biển."
Ông Russel nói thêm rằng Trung Quốc là nước có nhiệm vụ phải xác định yêu sách của mình bằng một cách thức phù hợp với công ước của Liên hiệp quốc. Ông cho biết các giới chức Việt Nam mà ông đã thảo luận về vấn đề này đã chấp nhận là Hoa Kỳ không có lập trường đối với tính chất phải trái của yêu sách chủ quyền của các nước. Ông cho biết thêm như sau.
"Trong tất cả các cuộc họp của tôi, cả hai bên không bên nào gợi ý về một vai trò cho quân đội Mỹ. Nếu có gợi ý, tôi xin được nhấn mạnh tới những điểm mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu ra là những vấn đề này phải được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.'
Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Các đối thủ của Bắc Kinh trong vụ tranh chấp này tố cáo rằng Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trong mưu toan khẳng định yêu sách chủ quyền của mình.
Chính phủ Việt Nam hôm nay không đưa ra bình luận chính thức về vụ giằng co gần giàn khoan của Trung Quốc, nhưng truyền thông do nhà nước kiểm soát ở đây đã tường thuật rất nhiều về vụ này.
Tờ Tuổi Trẻ, một trong những tờ báo có nhiều độc giả nhất Việt Nam, cho đăng trên trang đầu hàng tít 'Việt Nam sẽ đánh trả nếu tàu Trung Quốc tiếp tục đâm vào tàu Việt Nam'.
Nhiều tờ báo đã ghi nhận các hoạt động tường thuật của truyền thông quốc tế về vụ đụng độ, với sự nhấn mạnh về điều được cho là sự xâm lấn của Trung Quốc và những yêu sách chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trình Quốc Bình đã tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của vụ đối đầu. Ông nhất mực cho rằng đây không phải là 'một cuộc đụng độ' và hai nước có thể giải quyết vụ này thông qua thương thuyết.
Theo lời ông Trình, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị và hợp tác hữu nghị phù hợp với lợi ích cơ bản của hai quốc gia.
Tuy nhiên, ông Dịch Tiên Lương, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sau đó nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo bất thường ở Bắc Kinh là giới hữu trách Trung Quốc 'kinh ngạc' vì những hành động của phía Việt Nam và các tàu Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ.
Ông Dịch nói rằng Việt Nam đã phái thêm tàu tới hiện trường và đã tạo ra một mối đe dọa cho nhân viên của Trung Quốc. Ông nói rằng Bắc Kinh cần có sức mạnh ở một mức nào đó để bảo đảm cho sự vận hành suôn sẻ của giàn khoan của Trung Quốc.
Tuần trước, Trung Quốc loan báo họ đưa giàn khoan dầu của một công ty dầu khí quốc doanh tới gần quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển Việt Nam 220 kilomét. Đây là nơi Việt Nam cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình. Giàn khoan 1 tỉ đô la này thuộc quyền sở hữu của Công ty Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Trung Quốc khẳng định rằng hoạt động này rõ ràng nằm trong lãnh hải của họ.
Ngày hôm qua tại Washington, Bộ Ngoại giao nói rằng quyết định đưa giàn khoan tới vùng biển có tranh chấp của Trung Quốc là có tính chất gây hấn và làm gia tăng căng thẳng.
Ngày hôm nay, trong lúc thực hiện chuyến viếng thăm Hà Nội, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã hối thúc Việt Nam và Trung Quốc 'tránh thực hiện những hành động đơn phương”. Ông nói thêm rằng nền kinh tế toàn cầu “quá mong manh để có thể đương đầu với khả năng xảy ra một vụ khủng hoảng có thể leo thang thành một vụ xung đột'.
"Nước nào cũng có quyền tranh đấu cho lập trường và yêu sách chủ quyền lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, lập trường nhất quán của Hoa Kỳ là sự tranh đấu đó phải có tính chất ngoại giao và phương tiện để thăng tiến yêu sách của một nước phải phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hiệp quốc về luật biển."
Ông Russel nói thêm rằng Trung Quốc là nước có nhiệm vụ phải xác định yêu sách của mình bằng một cách thức phù hợp với công ước của Liên hiệp quốc. Ông cho biết các giới chức Việt Nam mà ông đã thảo luận về vấn đề này đã chấp nhận là Hoa Kỳ không có lập trường đối với tính chất phải trái của yêu sách chủ quyền của các nước. Ông cho biết thêm như sau.
"Trong tất cả các cuộc họp của tôi, cả hai bên không bên nào gợi ý về một vai trò cho quân đội Mỹ. Nếu có gợi ý, tôi xin được nhấn mạnh tới những điểm mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu ra là những vấn đề này phải được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.'
Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Các đối thủ của Bắc Kinh trong vụ tranh chấp này tố cáo rằng Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trong mưu toan khẳng định yêu sách chủ quyền của mình.