Việt Nam quyết định hủy vụ án ‘khủng bố’ đối với nhà hoạt động trẻ Đinh Nguyên Kha đang thọ án 4 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau một năm điều tra không thu thập được chứng cứ thuyết phục.
Đinh Nguyên Kha được quốc tế biết đến trong vụ án cùng với Nguyễn Phương Uyên sau khi hai sinh viên này rải truyền đơn chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông và phản đối sự cai trị độc tài của đảng cộng sản Việt Nam. Song song với vụ án ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự, Kha còn bị cáo buộc thêm tội danh ‘khủng bố’ theo điều 84.
Anh trai Nguyên Kha, ông Đinh Nhật Uy, cho biết trong lần thăm nuôi gần đây nhất hôm 29/11, Kha thông báo với gia đình cơ quan chức năng đã ra văn bản chính thức đình chỉ điều tra vụ án ‘khủng bố’ đối với Kha. Ông Đinh Nhật Uy nói:
“Một quyết định là do phía an ninh gửi cho Viện Kiểm sát thông báo đình chỉ điều tra đối với bị can Đinh Nguyên Kha. Một quyết định nữa của cơ quan an ninh điều tra thông báo đình chỉ vụ án. Như vậy, có hai quyết định, một là thông báo đình chỉ vụ án, hai là thông báo đình chỉ điều tra. Người ký hai quyết định này là thượng tá Trần Thanh Sơn, Phó Phòng An ninh Điều tra của Công an tỉnh Long An, chiếu theo điều 25 Bộ luật Hình sự CHXHCN Việt Nam. Họ nói hành vi ‘khủng bố’ của Kha xảy ra song song với hành vi Kha phạm vào điều 88. Họ bảo hai việc này xảy ra song song, cho nên khi Kha bị bắt theo điều 88 thì hành vi ‘khủng bố’ của Kha không còn nguy hiểm nữa. Vì vậy họ miễn trách nhiệm hình sự, không truy tố tội ‘khủng bố’ nữa.”
Gia đình Kha nói kể từ khi bắt giữ Kha tới nay, nhà chức trách đã cố ý tìm mọi cách ghép tội ‘khủng bố’ đối với Kha bằng nhiều hình thức như ép cung, gây áp lực buộc Kha phải ‘nhận tội’ dù không có được các bằng chứng, nhân chứng chứng minh Kha có thể chế tạo được một quả bom hay có hành động nhằm mục đích ‘khủng bố’.
Ông Đinh Nhật Uy cho rằng cuối cùng nhà cầm quyền buộc phải chấm dứt cuộc điều tra một phần vì áp lực từ công luận:
“Do sức ép dư luận. Việt Nam đã gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, phải tuân thủ theo luật của quốc tế chứ không thể tùy tiện ghép tội người khác. Tôi nghĩ do áp lực của giới truyền thông và dân chúng đã lên án về việc bắt tội Kha ‘khủng bố’ là vô lý.”
Gia đình Đinh Nguyên Kha nói vụ án ‘khủng bố’ đối với Kha phải khép lại là một điều hiển nhiên.
Anh trai của Kha tiếp lời:
“Trước tiên, gia đình rất vui mừng trước tin này, nó có ý nghĩa như là công lý phải được trả lại, công lý phải chiến thắng. Nói rộng hơn, đây là một điều đáng mừng về sự nhìn nhận lại của chính quyền Việt Nam. Đối với những tội danh và chứng cứ mơ hồ, họ không thể nào cố tình gán ghép tội được. Đây là một tín hiệu đáng mừng.”
Hiện tại, Đinh Nguyên Kha đang tiếp tục kháng cáo lên cấp phúc thẩm đối với bản án 2 năm tù trước đây về tội ‘cố ý gây thương tích’ trong một vụ ngộ sát và lên cấp Giám đốc thẩm đối với bản án 4 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trong vụ án với Nguyễn Phương Uyên.
Vụ án Đinh Nguyên Kha-Nguyễn Phương Uyên đã làm gia tăng sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế đối với hồ sơ vi phạm nhân quyền leo thang của Việt Nam.
Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội nói “các bản án này phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.”
Vẫn theo sứ quán Hoa Kỳ, “những việc làm này trái với quyền tự do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới.”
Báo chí nhà nước trước đây dẫn lời cơ quan điều tra nói rằng Kha có thử làm chất nổ với ý định ‘khủng bố chống chính quyền nhân dân.’
Gia đình Kha từng nhiều lần kêu gọi sự quan tâm của công luận về cáo buộc của nhà nước mà họ cho là tùy tiện và thiếu cơ sở.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Đinh Nguyên Kha, nói số hóa chất trong nhà bị công an dùng làm bằng chứng nói Kha ‘khủng bố’ là do con trai bà mua về chế pháo bông, pháo nổ đốt mỗi dịp Tết lâu nay.
Đinh Nguyên Kha được quốc tế biết đến trong vụ án cùng với Nguyễn Phương Uyên sau khi hai sinh viên này rải truyền đơn chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông và phản đối sự cai trị độc tài của đảng cộng sản Việt Nam. Song song với vụ án ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự, Kha còn bị cáo buộc thêm tội danh ‘khủng bố’ theo điều 84.
Việt Nam đã gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ, phải tuân thủ theo luật của quốc tế chứ không thể tùy tiện ghép tội người khác. Tôi nghĩ do áp lực của giới truyền thông và dân chúng đã lên án về việc bắt tội Kha ‘khủng bố’ là vô lý.Ðinh Nhật Uy, anh của Ðinh Nguyên Kha.
“Một quyết định là do phía an ninh gửi cho Viện Kiểm sát thông báo đình chỉ điều tra đối với bị can Đinh Nguyên Kha. Một quyết định nữa của cơ quan an ninh điều tra thông báo đình chỉ vụ án. Như vậy, có hai quyết định, một là thông báo đình chỉ vụ án, hai là thông báo đình chỉ điều tra. Người ký hai quyết định này là thượng tá Trần Thanh Sơn, Phó Phòng An ninh Điều tra của Công an tỉnh Long An, chiếu theo điều 25 Bộ luật Hình sự CHXHCN Việt Nam. Họ nói hành vi ‘khủng bố’ của Kha xảy ra song song với hành vi Kha phạm vào điều 88. Họ bảo hai việc này xảy ra song song, cho nên khi Kha bị bắt theo điều 88 thì hành vi ‘khủng bố’ của Kha không còn nguy hiểm nữa. Vì vậy họ miễn trách nhiệm hình sự, không truy tố tội ‘khủng bố’ nữa.”
Gia đình Kha nói kể từ khi bắt giữ Kha tới nay, nhà chức trách đã cố ý tìm mọi cách ghép tội ‘khủng bố’ đối với Kha bằng nhiều hình thức như ép cung, gây áp lực buộc Kha phải ‘nhận tội’ dù không có được các bằng chứng, nhân chứng chứng minh Kha có thể chế tạo được một quả bom hay có hành động nhằm mục đích ‘khủng bố’.
Ông Đinh Nhật Uy cho rằng cuối cùng nhà cầm quyền buộc phải chấm dứt cuộc điều tra một phần vì áp lực từ công luận:
“Do sức ép dư luận. Việt Nam đã gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, phải tuân thủ theo luật của quốc tế chứ không thể tùy tiện ghép tội người khác. Tôi nghĩ do áp lực của giới truyền thông và dân chúng đã lên án về việc bắt tội Kha ‘khủng bố’ là vô lý.”
Gia đình Đinh Nguyên Kha nói vụ án ‘khủng bố’ đối với Kha phải khép lại là một điều hiển nhiên.
Anh trai của Kha tiếp lời:
“Trước tiên, gia đình rất vui mừng trước tin này, nó có ý nghĩa như là công lý phải được trả lại, công lý phải chiến thắng. Nói rộng hơn, đây là một điều đáng mừng về sự nhìn nhận lại của chính quyền Việt Nam. Đối với những tội danh và chứng cứ mơ hồ, họ không thể nào cố tình gán ghép tội được. Đây là một tín hiệu đáng mừng.”
Hiện tại, Đinh Nguyên Kha đang tiếp tục kháng cáo lên cấp phúc thẩm đối với bản án 2 năm tù trước đây về tội ‘cố ý gây thương tích’ trong một vụ ngộ sát và lên cấp Giám đốc thẩm đối với bản án 4 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trong vụ án với Nguyễn Phương Uyên.
Gia đình rất vui mừng trước tin này, nó có ý nghĩa như là công lý phải được trả lại, công lý phải chiến thắng.Ðinh Nhật Uy.
Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội nói “các bản án này phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.”
Vẫn theo sứ quán Hoa Kỳ, “những việc làm này trái với quyền tự do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới.”
Your browser doesn’t support HTML5
Gia đình Kha từng nhiều lần kêu gọi sự quan tâm của công luận về cáo buộc của nhà nước mà họ cho là tùy tiện và thiếu cơ sở.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Đinh Nguyên Kha, nói số hóa chất trong nhà bị công an dùng làm bằng chứng nói Kha ‘khủng bố’ là do con trai bà mua về chế pháo bông, pháo nổ đốt mỗi dịp Tết lâu nay.