Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam loan báo Hà Nội đang đúc kết các tài liệu cần thiết để kiện ra tòa án quốc tế việc Trung Quốc đặt giàn khoan xâm phạm chủ quyền Việt Nam và tấn công tàu Việt Nam.
Truyền thông trong nước dẫn lời ông Nguyễn Hạnh Phúc hôm 24/5 nói Việt Nam phải hành động nếu Bắc Kinh không có động thái rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam, nhưng ông nhấn mạnh hành động của Việt Nam là các biện pháp ngoại giao, hòa bình tuân thủ luật quốc tế.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói Việt Nam có đủ chứng cứ về pháp lý và lịch sử trong việc này.
Đáp câu hỏi liệu Quốc hội Việt Nam sẽ ra nghị quyết hay tuyên bố về vấn đề Biển Đông, ông Phúc nói việc này còn tùy tình hình và mức độ ‘để ứng phó cho phù hợp’ vì Việt Nam ‘cần khéo léo để vừa giải quyết được vấn đề về Biển Đông vừa giữ được mối quan hệ hữu nghị’ giữa nhân dân hai nước’ Việt-Trung.
Một nhà sử học nổi tiếng và là chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về Biển Đông, cho rằng quyết định của Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế tuy chậm nhưng vẫn còn cần thiết.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã phát biểu với VOA Việt ngữ:
"Dùng ngoại giao mà không được thì phải dùng pháp lý thôi. Bây giờ không cách nào thì việc đưa ra tòa cũng là chuyện bình thường để giải quyết một cách hòa bình vì trong thế giới hiện nay phải tôn trọng luật pháp quốc tế.’"
Việt Nam nói Bộ Ngoại giao 26 lần đề nghị trao đổi với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh chỉ bố trí một cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam bác tin cho rằng một nhóm các nhà lập pháp Việt Nam gặp các đối tác phía Trung Quốc để thảo luận vấn đề Biển Đông.
Nguồn: VOA Interview, Thanh Nien, VTC
Truyền thông trong nước dẫn lời ông Nguyễn Hạnh Phúc hôm 24/5 nói Việt Nam phải hành động nếu Bắc Kinh không có động thái rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam, nhưng ông nhấn mạnh hành động của Việt Nam là các biện pháp ngoại giao, hòa bình tuân thủ luật quốc tế.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói Việt Nam có đủ chứng cứ về pháp lý và lịch sử trong việc này.
Đáp câu hỏi liệu Quốc hội Việt Nam sẽ ra nghị quyết hay tuyên bố về vấn đề Biển Đông, ông Phúc nói việc này còn tùy tình hình và mức độ ‘để ứng phó cho phù hợp’ vì Việt Nam ‘cần khéo léo để vừa giải quyết được vấn đề về Biển Đông vừa giữ được mối quan hệ hữu nghị’ giữa nhân dân hai nước’ Việt-Trung.
Một nhà sử học nổi tiếng và là chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về Biển Đông, cho rằng quyết định của Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế tuy chậm nhưng vẫn còn cần thiết.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã phát biểu với VOA Việt ngữ:
"Dùng ngoại giao mà không được thì phải dùng pháp lý thôi. Bây giờ không cách nào thì việc đưa ra tòa cũng là chuyện bình thường để giải quyết một cách hòa bình vì trong thế giới hiện nay phải tôn trọng luật pháp quốc tế.’"
Việt Nam nói Bộ Ngoại giao 26 lần đề nghị trao đổi với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh chỉ bố trí một cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam bác tin cho rằng một nhóm các nhà lập pháp Việt Nam gặp các đối tác phía Trung Quốc để thảo luận vấn đề Biển Đông.
Nguồn: VOA Interview, Thanh Nien, VTC