HÀ NỘI —
Hai nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng đã trở thành những nhà hoạt động mới nhất bị bỏ tù vì phổ biến các bài hát đả kích chính phủ Trung Quốc. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown gửi về bài tường thuật sau đây.
Bất chấp tình trạng kiểm duyệt gay gắt đã kéo dài nhiều thập niên, các nhạc sĩ ở Việt Nam hiếm khi bị truy tố về nội dung các tác phẩm của họ. Tuy nhiên, các bài hát của ông Võ Minh Trí (nhạc sĩ Việt Khang), và Trần Vũ Anh Bình, đã vượt qua lằn ranh đó.
Tại một phiên toà ở thành phố Hồ Chí Minh hôm nay, giới hoạt động cho hay hai người vừa kể đã trở thành các nhạc sĩ đầu tiên mà người ta còn nhớ đã bị tuyên án tù về các nhạc phẩm của họ. Việt Khang bị kết án tù 4 năm và 2 năm quản chế, trong khi Anh Bình bị 6 năm tù và cũng bị 2 năm quản chế.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức Human Rights Watch nói một nhóm đối lập hoạt động ở hải ngoại đã nhận Bình là một thành viên của họ. Ông nói nhóm này nói Bình đã viết các ca khúc ủng hộ các nhân vật bất đồng và hậu thuẫn cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Ông Robertson nói: "Chúng tôi chưa thực sự tìm hiểu ngọn ngành xem sự kiện đó có đúng hay không. Rõ ràng khi một tổ chức lưu vong nhận ai đó ở Việt Nam là thành viên thì đều có các mặt cả tích cực lẫn tiêu cực. Chưa rõ được liệu sự kiện đó có phản ánh trong bản án hay không.”
Sau vụ công an đàn áp những người biểu tình bài Trung Quốc ở khắp nước, Việt Khang đã viết hai ca khúc “Anh là Ai?” và “Việt Nam Tôi Ðâu?” Khi anh tải lên YouTube thì các ca khúc này trở nên rất phổ biến.
Trong ca khúc “Anh Là Ai?” Việt Khang đã đặt câu hỏi với lực lượng công an:
“Dân tộc anh ở đâu?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?
Ðể ngàn sau ghi dấu
Bàn tay nào nhuốm đầy máu đồng bào.”
Anh bị bắt hồi tháng 12 và bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 của bộ luật hình sự. Một ngày trước khi diễn ra phiên toà, mẹ anh, bà Chung Thị Thu Vân, 56 tuổi, tỏ ý hy vọng toà sẽ nhẹ tay.
Khi bà nghe công an đã bắt anh, bà đã yêu cầu được gặp con trai trước khi anh họ đưa anh đi, nhưng họ đã từ chối.
Vụ Việt Khang đã châm ngòi cho một cuộc vận động ở Hoa Kỳ gọi là “Trả Tự Do cho Việt Khang.” Tên của anh cũng được ghi trong một thư thỉnh nguyện gửi cho Tổng thống Hoa Kỳ hồi tháng 2 yêu cầu trả tự do cho các nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng. Cho đến nay, thư thỉnh nguyện này đã thu thập được trên 150.000 chữ ký.
Theo luật của Việt Nam, các nhạc sĩ phải được phép của ban kiểm duyệt trước khi phổ biến tác phẩm trước công chúng. Giới quan sát nói quy định này khích lệ việc tự kiểm duyệt và ém nhẹm các ý kiến bất đồng trước khi phổ biến công khai. Mặc dù tác phẩm của Việt Khang rất ăn khách trên Internet, lượng khán giả vẫn còn giới hạn vì không đến được với các đài phát thanh chính mạch.
Ông Phil Robertson của tổ chức Human Rights Watch nói sự kiện này có thể không quan trọng, nhất là trước tình hình chính phủ đặt trọng tâm mới vào vấn đề diễn đạt nghệ thuật và an ninh nhà nước.
Ông Robertson nói: “Tôi áng chừng nó có liên hệ với sự kiện các ca khúc này đã trở thành phổ biến và được phát tán rộng rãi trên Internet. Nhưng mặt khác của sự kiện trong tình hình chính phủ Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng và thúc đẩy bởi các đặc quyền của Bộ Công an, thì mọi sự đều có thể là mục tiêu bị theo đuổi.”
Các quan sát viên nói chính phủ đặc biệt nhạy cảm trước tình cảm chống Trung Quốc, sau khi căng thẳng gia tăng giữa hai nước về vấn đề chủ quyền ở Biển Ðông hồi đầu năm nay và vào mùa hè năm ngoái. Nhiều ngưòi tin rằng nhà cầm quyền lo ngại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có thể biến thành chống chính phủ nếu để vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
http://www.youtube.com/embed/8rK3b23dKUY
Bất chấp tình trạng kiểm duyệt gay gắt đã kéo dài nhiều thập niên, các nhạc sĩ ở Việt Nam hiếm khi bị truy tố về nội dung các tác phẩm của họ. Tuy nhiên, các bài hát của ông Võ Minh Trí (nhạc sĩ Việt Khang), và Trần Vũ Anh Bình, đã vượt qua lằn ranh đó.
Tại một phiên toà ở thành phố Hồ Chí Minh hôm nay, giới hoạt động cho hay hai người vừa kể đã trở thành các nhạc sĩ đầu tiên mà người ta còn nhớ đã bị tuyên án tù về các nhạc phẩm của họ. Việt Khang bị kết án tù 4 năm và 2 năm quản chế, trong khi Anh Bình bị 6 năm tù và cũng bị 2 năm quản chế.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức Human Rights Watch nói một nhóm đối lập hoạt động ở hải ngoại đã nhận Bình là một thành viên của họ. Ông nói nhóm này nói Bình đã viết các ca khúc ủng hộ các nhân vật bất đồng và hậu thuẫn cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Ông Robertson nói: "Chúng tôi chưa thực sự tìm hiểu ngọn ngành xem sự kiện đó có đúng hay không. Rõ ràng khi một tổ chức lưu vong nhận ai đó ở Việt Nam là thành viên thì đều có các mặt cả tích cực lẫn tiêu cực. Chưa rõ được liệu sự kiện đó có phản ánh trong bản án hay không.”
Sau vụ công an đàn áp những người biểu tình bài Trung Quốc ở khắp nước, Việt Khang đã viết hai ca khúc “Anh là Ai?” và “Việt Nam Tôi Ðâu?” Khi anh tải lên YouTube thì các ca khúc này trở nên rất phổ biến.
Trong ca khúc “Anh Là Ai?” Việt Khang đã đặt câu hỏi với lực lượng công an:
“Dân tộc anh ở đâu?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?
Ðể ngàn sau ghi dấu
Bàn tay nào nhuốm đầy máu đồng bào.”
Anh bị bắt hồi tháng 12 và bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 của bộ luật hình sự. Một ngày trước khi diễn ra phiên toà, mẹ anh, bà Chung Thị Thu Vân, 56 tuổi, tỏ ý hy vọng toà sẽ nhẹ tay.
Khi bà nghe công an đã bắt anh, bà đã yêu cầu được gặp con trai trước khi anh họ đưa anh đi, nhưng họ đã từ chối.
Vụ Việt Khang đã châm ngòi cho một cuộc vận động ở Hoa Kỳ gọi là “Trả Tự Do cho Việt Khang.” Tên của anh cũng được ghi trong một thư thỉnh nguyện gửi cho Tổng thống Hoa Kỳ hồi tháng 2 yêu cầu trả tự do cho các nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng. Cho đến nay, thư thỉnh nguyện này đã thu thập được trên 150.000 chữ ký.
Theo luật của Việt Nam, các nhạc sĩ phải được phép của ban kiểm duyệt trước khi phổ biến tác phẩm trước công chúng. Giới quan sát nói quy định này khích lệ việc tự kiểm duyệt và ém nhẹm các ý kiến bất đồng trước khi phổ biến công khai. Mặc dù tác phẩm của Việt Khang rất ăn khách trên Internet, lượng khán giả vẫn còn giới hạn vì không đến được với các đài phát thanh chính mạch.
Ông Phil Robertson của tổ chức Human Rights Watch nói sự kiện này có thể không quan trọng, nhất là trước tình hình chính phủ đặt trọng tâm mới vào vấn đề diễn đạt nghệ thuật và an ninh nhà nước.
Ông Robertson nói: “Tôi áng chừng nó có liên hệ với sự kiện các ca khúc này đã trở thành phổ biến và được phát tán rộng rãi trên Internet. Nhưng mặt khác của sự kiện trong tình hình chính phủ Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng và thúc đẩy bởi các đặc quyền của Bộ Công an, thì mọi sự đều có thể là mục tiêu bị theo đuổi.”
Các quan sát viên nói chính phủ đặc biệt nhạy cảm trước tình cảm chống Trung Quốc, sau khi căng thẳng gia tăng giữa hai nước về vấn đề chủ quyền ở Biển Ðông hồi đầu năm nay và vào mùa hè năm ngoái. Nhiều ngưòi tin rằng nhà cầm quyền lo ngại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có thể biến thành chống chính phủ nếu để vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
http://www.youtube.com/embed/8rK3b23dKUY