Việt Nam và Trung Quốc đồng ý thành lập một đường dây nóng khẩn cấp giúp nhanh chóng giải quyết các va chạm trên biển trong tranh chấp chủ quyền vốn đang gây căng thẳng cho đôi bên.
Theo nhật báo China Daily của nhà nước Trung Quốc, giới hữu trách nông nghiệp của hai nước quản lý ngành công nghiệp đánh bắt đã ký thỏa thuận trong khuôn khổ các nỗ lực không để cho các tranh chấp làm tổn hại đến các mối quan hệ song phương.
Tờ báo trích lời một giới chức Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho hay hai bên nhất trí dùng đường dây nóng này để thông tin cho nhau về các vụ bắt giữ ngư dân hay tàu bè trong vòng 48 giờ đồng hồ.
Các tàu cá Việt Nam và Trung Quốc thường xảy ra va chạm trong Biển Đông, vùng biển chiến lược giàu tài nguyên mà cả hai nước đang có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau.
Thỏa thuận về đường dây nóng đạt được sau cuộc gặp tại Bắc Kinh hôm 19/6 giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, và người đồng nhiệm phía Trung Quốc Tập Cận Bình.
China Daily nói Bắc Kinh đánh giá cao cuộc gặp được xem là lần đầu tiên kể từ khi ông Tập lên làm Chủ tịch nước Trung Quốc.
Trung Quốc dành chủ quyền gần như toàn bộ diện tích 3,5 triệu cây số vuông ở Biển Đông và các nhóm đảo. Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia, và Brunei có tuyên bố chủ quyền một phần ở Biển Đông thường tố cáo Bắc Kinh ngày càng gây hấn trong tranh chấp Biển Đông.
Tháng rồi, Hà Nội tố cáo Bắc Kinh đe dọa tính mạng của ngư dân Việt sau khi một tàu hải quân Trung Quốc đâm vào một tàu cá Việt Nam trong vùng biển mà Hà Nội xem là thuộc khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đáp lại, Trung Quốc cáo buộc tàu cá Việt đánh bắt bất hợp pháp trong lãnh hải của Bắc Kinh nên bị xử lý theo biện pháp thực thi luật thường lệ.
Việt Nam và Trung Quốc cũng bất đồng quan điểm trong lĩnh vực khai thác dầu khí tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Bắc Kinh bác bỏ các nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các cơ chế đa phương như Hiệp hội ASEAN và đòi thương lượng riêng với từng nước có tranh chấp.
Theo nhật báo China Daily của nhà nước Trung Quốc, giới hữu trách nông nghiệp của hai nước quản lý ngành công nghiệp đánh bắt đã ký thỏa thuận trong khuôn khổ các nỗ lực không để cho các tranh chấp làm tổn hại đến các mối quan hệ song phương.
Tờ báo trích lời một giới chức Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho hay hai bên nhất trí dùng đường dây nóng này để thông tin cho nhau về các vụ bắt giữ ngư dân hay tàu bè trong vòng 48 giờ đồng hồ.
Các tàu cá Việt Nam và Trung Quốc thường xảy ra va chạm trong Biển Đông, vùng biển chiến lược giàu tài nguyên mà cả hai nước đang có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau.
Thỏa thuận về đường dây nóng đạt được sau cuộc gặp tại Bắc Kinh hôm 19/6 giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, và người đồng nhiệm phía Trung Quốc Tập Cận Bình.
China Daily nói Bắc Kinh đánh giá cao cuộc gặp được xem là lần đầu tiên kể từ khi ông Tập lên làm Chủ tịch nước Trung Quốc.
Trung Quốc dành chủ quyền gần như toàn bộ diện tích 3,5 triệu cây số vuông ở Biển Đông và các nhóm đảo. Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia, và Brunei có tuyên bố chủ quyền một phần ở Biển Đông thường tố cáo Bắc Kinh ngày càng gây hấn trong tranh chấp Biển Đông.
Tháng rồi, Hà Nội tố cáo Bắc Kinh đe dọa tính mạng của ngư dân Việt sau khi một tàu hải quân Trung Quốc đâm vào một tàu cá Việt Nam trong vùng biển mà Hà Nội xem là thuộc khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đáp lại, Trung Quốc cáo buộc tàu cá Việt đánh bắt bất hợp pháp trong lãnh hải của Bắc Kinh nên bị xử lý theo biện pháp thực thi luật thường lệ.
Việt Nam và Trung Quốc cũng bất đồng quan điểm trong lĩnh vực khai thác dầu khí tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Bắc Kinh bác bỏ các nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các cơ chế đa phương như Hiệp hội ASEAN và đòi thương lượng riêng với từng nước có tranh chấp.