Việt Nam có kế hoạch mở cửa các thị trường cho có thêm công ty chứng khoán do người nước ngoài làm chủ. Kế hoạch này là một trong những nỗ lực lớn hơn nhằm giảm sự kiểm soát của nhà nước đối với doanh nghiệp và thu hút thêm đầu tư nước ngoài.
Nhưng một số vụ tai tiếng làm nhiều người Việt quan tâm, và giá sinh hoạt tăng cao cũng là một đe dọa cho tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế Việt Nam đang chậm lại sau khoảng 10 năm tăng nhanh. Nợ xấu là vấn đề cho các ngân hàng. Doanh nghiệp nhỏ đang phấn đấu để có được khoản vay, và nhiều người đang thất nghiệp.
Hồi tháng 7, chính phủ loan báo kế hoạch tái cấu trúc một số tập đoàn nhà nước lớn nhất, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia PetroVietnam.
Nhưng vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên mới đây về các tội về tài chính làm các nhà đầu tư choáng, giá cổ phần xuống mạnh sau khi ông này bị bắt.
Tháng 9, nhà chức trách loan báo thay đổi quy định để người nước ngoài làm chủ các công ty chứng khoán; qua đó, các ngân hàng nước ngoài, các công ty đầu tư và bảo hiểm có thể mua lại đến 100% cổ phần trong các công ty chứng khoán hiện có.
Các nhà kinh tế nói động thái nhằm tiến đến hướng cổ phần hóa nhiều hơn.
Tiến sĩ kinh tế Vương Quân Hoàng là nghiên cứu viên cấp cao của trường đại học Tổng hợp Bruxelles, Bỉ. Ông nói động thái đó là một bước quan trọng của Việt Nam:
“Đối với các công ty chứng khoán nước ngoài, tôi nghĩ rằng đây sẽ là điều hay.”
Nhưng Tiến sĩ Hoàng nói phải chờ thêm 12 tháng nữa mới thấy kết quả của động thái đó, khi tình hình kinh tế khá hơn.
Ông nói bây giờ có nhiều việc cần làm và dường như thị trường bất động sản đang có vấn đề:
“Hiện nay có nhiều vấn đề đối với thị trường bất động sản, một chuyện lớn, và có sự liên hệ giữa thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng.”
Ngày càng có nhiều chỉ dấu cho thấy quần chúng không hài lòng trước tình hình kinh tế. Mới đây, một nhóm sinh viên đã biểu tình gần trụ sở của PetroVietnam và Petrolimex. Một sinh viên biểu tình nói giá xăng dầu cao đánh vào người nghèo mạnh nhất.
Và sự giận dữ trước nạn tham nhũng cũng tăng.
Một sinh viên nói rằng ai cũng phải tính đến chuyện hối lộ bằng tiền hoặc quà cho các quan chức để có được những dịch vụ cơ bản, như chăm sóc tại bệnh viện.
Các quan sát viên hoan nghênh các động thái của chính phủ Việt Nam, nhưng chính trị và kinh tế ràng buộc nhau tại Việt Nam, và hiệu quả của các cải cách sẽ như thế nào vẫn chưa rõ. http://www.youtube.com/embed/CEKNuQEhkSc
Nhưng một số vụ tai tiếng làm nhiều người Việt quan tâm, và giá sinh hoạt tăng cao cũng là một đe dọa cho tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế Việt Nam đang chậm lại sau khoảng 10 năm tăng nhanh. Nợ xấu là vấn đề cho các ngân hàng. Doanh nghiệp nhỏ đang phấn đấu để có được khoản vay, và nhiều người đang thất nghiệp.
Hồi tháng 7, chính phủ loan báo kế hoạch tái cấu trúc một số tập đoàn nhà nước lớn nhất, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia PetroVietnam.
Nhưng vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên mới đây về các tội về tài chính làm các nhà đầu tư choáng, giá cổ phần xuống mạnh sau khi ông này bị bắt.
Tháng 9, nhà chức trách loan báo thay đổi quy định để người nước ngoài làm chủ các công ty chứng khoán; qua đó, các ngân hàng nước ngoài, các công ty đầu tư và bảo hiểm có thể mua lại đến 100% cổ phần trong các công ty chứng khoán hiện có.
Các nhà kinh tế nói động thái nhằm tiến đến hướng cổ phần hóa nhiều hơn.
Tiến sĩ kinh tế Vương Quân Hoàng là nghiên cứu viên cấp cao của trường đại học Tổng hợp Bruxelles, Bỉ. Ông nói động thái đó là một bước quan trọng của Việt Nam:
“Đối với các công ty chứng khoán nước ngoài, tôi nghĩ rằng đây sẽ là điều hay.”
Nhưng Tiến sĩ Hoàng nói phải chờ thêm 12 tháng nữa mới thấy kết quả của động thái đó, khi tình hình kinh tế khá hơn.
Ông nói bây giờ có nhiều việc cần làm và dường như thị trường bất động sản đang có vấn đề:
“Hiện nay có nhiều vấn đề đối với thị trường bất động sản, một chuyện lớn, và có sự liên hệ giữa thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng.”
Ngày càng có nhiều chỉ dấu cho thấy quần chúng không hài lòng trước tình hình kinh tế. Mới đây, một nhóm sinh viên đã biểu tình gần trụ sở của PetroVietnam và Petrolimex. Một sinh viên biểu tình nói giá xăng dầu cao đánh vào người nghèo mạnh nhất.
Và sự giận dữ trước nạn tham nhũng cũng tăng.
Một sinh viên nói rằng ai cũng phải tính đến chuyện hối lộ bằng tiền hoặc quà cho các quan chức để có được những dịch vụ cơ bản, như chăm sóc tại bệnh viện.
Các quan sát viên hoan nghênh các động thái của chính phủ Việt Nam, nhưng chính trị và kinh tế ràng buộc nhau tại Việt Nam, và hiệu quả của các cải cách sẽ như thế nào vẫn chưa rõ. http://www.youtube.com/embed/CEKNuQEhkSc