Một blogger cổ xúy cho dân chủ Việt Nam loan tin trên trang mạng xã hội này việc anh bị bắt tại Việt Nam và sau cùng được thả ra. Sự kiện này sau đó đã nhanh chóng lan truyền khắp thế giới trên Facebook.
Truyền thông quốc tế bình luận rằng đây là một dấu hiệu nữa cho thấy các trang mạng xã hội đang trở thành một công cụ phổ biến và hết sức hữu dụng, được phong trào cổ xúy cho tiến bộ xã hội và dân chủ ở Việt Nam ứng dụng hiệu quả, khiến cho chế độ toàn trị lo âu.
Thông tấn xã AP nói một tin nhắn bằng video được các nhà hoạt động đăng lên các trang mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền khắp thế giới tối hôm thứ Tư vừa qua, ngay sau khi nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Lân Thắng bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ ở sân bay Nội Bài, vào lúc anh từ nước ngoài trở về sau chuyến đi được giới truyền thông mô tả là “quốc tế vận” cho dân chủ Việt Nam.
Trong tin nhắn, anh Nguyễn Lân Thắng nói: “Khi các bạn xem video này, thì chắc chắn tôi đã bị an ninh bắt giữ.” Anh Thắng thu sẵn tin nhắn ngay trước khi về Việt Nam và nhờ bạn bè loan tải trên các trang mạng xã hội nếu anh bị bắt giữ.
Chiều hôm sau, cũng qua Facebook, anh Thắng cho biết đã được nhà cầm quyền thả ra. Anh Thắng viết trên trang mạng xã hội về vụ anh bị bắt giữ rằng “tốn quá nhiều tiền của người thọ thuế cho tôi kể từ hôm qua, tôi xin lỗi mọi người.”
Thông tin được lan truyền tiện dụng, nhanh chóng và hiệu quả như vậy khiến nhà cầm quyền có những cách đối phó thận trọng hơn.
Bài viết trên trang blog của ông Nguyễn Tường Thụy, bạn của anh Nguyễn Lân Thắng, là một trong những người thân đến phi trường Nội Bài để đón anh Thắng hôm thứ Tư, nói rằng cách “tiếp dân” để trả lời những câu hỏi mà các quan chức coi là nhậy cảm trong thời đại mạng xã hội phổ biến này là áp dụng chiến thuật “vườn không nhà trống” truyền thống.
Ông Thụy kể rằng khi nhóm những người thân của anh Thắng, trong đó có vợ của anh Thắng và ông Thụy, tìm cách vào được phòng hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh ở sân bay Nội Bài để hỏi rằng “an ninh sân bay có giữ anh Thắng hay không, lý do, và bao giờ thả ra,” thì các nhân viên ở đó đã tìm cách “hoãn binh,” và bảo nhóm của ông Thụy ra ngoài chờ mươi phút.
Khi nhóm của ông Thụy trở lại thì văn phòng bị bỏ trống, không còn ai. Theo lời ông Thụy: “Cái sự trốn này thường xuyên xảy ra ở các cơ quan vấp phải sự chất vấn của công dân. Thường là bí quá, họ trốn biệt để mặc khách làm chủ phòng làm việc của họ.”
Nguồn: AP, Washington Post, Nguyen Tuong Thuy’s Blog
Truyền thông quốc tế bình luận rằng đây là một dấu hiệu nữa cho thấy các trang mạng xã hội đang trở thành một công cụ phổ biến và hết sức hữu dụng, được phong trào cổ xúy cho tiến bộ xã hội và dân chủ ở Việt Nam ứng dụng hiệu quả, khiến cho chế độ toàn trị lo âu.
Thông tấn xã AP nói một tin nhắn bằng video được các nhà hoạt động đăng lên các trang mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền khắp thế giới tối hôm thứ Tư vừa qua, ngay sau khi nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Lân Thắng bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ ở sân bay Nội Bài, vào lúc anh từ nước ngoài trở về sau chuyến đi được giới truyền thông mô tả là “quốc tế vận” cho dân chủ Việt Nam.
Trong tin nhắn, anh Nguyễn Lân Thắng nói: “Khi các bạn xem video này, thì chắc chắn tôi đã bị an ninh bắt giữ.” Anh Thắng thu sẵn tin nhắn ngay trước khi về Việt Nam và nhờ bạn bè loan tải trên các trang mạng xã hội nếu anh bị bắt giữ.
Chiều hôm sau, cũng qua Facebook, anh Thắng cho biết đã được nhà cầm quyền thả ra. Anh Thắng viết trên trang mạng xã hội về vụ anh bị bắt giữ rằng “tốn quá nhiều tiền của người thọ thuế cho tôi kể từ hôm qua, tôi xin lỗi mọi người.”
Thông tin được lan truyền tiện dụng, nhanh chóng và hiệu quả như vậy khiến nhà cầm quyền có những cách đối phó thận trọng hơn.
Bài viết trên trang blog của ông Nguyễn Tường Thụy, bạn của anh Nguyễn Lân Thắng, là một trong những người thân đến phi trường Nội Bài để đón anh Thắng hôm thứ Tư, nói rằng cách “tiếp dân” để trả lời những câu hỏi mà các quan chức coi là nhậy cảm trong thời đại mạng xã hội phổ biến này là áp dụng chiến thuật “vườn không nhà trống” truyền thống.
Ông Thụy kể rằng khi nhóm những người thân của anh Thắng, trong đó có vợ của anh Thắng và ông Thụy, tìm cách vào được phòng hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh ở sân bay Nội Bài để hỏi rằng “an ninh sân bay có giữ anh Thắng hay không, lý do, và bao giờ thả ra,” thì các nhân viên ở đó đã tìm cách “hoãn binh,” và bảo nhóm của ông Thụy ra ngoài chờ mươi phút.
Khi nhóm của ông Thụy trở lại thì văn phòng bị bỏ trống, không còn ai. Theo lời ông Thụy: “Cái sự trốn này thường xuyên xảy ra ở các cơ quan vấp phải sự chất vấn của công dân. Thường là bí quá, họ trốn biệt để mặc khách làm chủ phòng làm việc của họ.”
Nguồn: AP, Washington Post, Nguyen Tuong Thuy’s Blog