Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên ngày 4/2 tuyên phạt những bản án tới mức chung thân đối với 22 thành viên trong tổ chức mang tên Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn về tội danh 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'.
Đây là một trong những phiên xử tội “phản động” tại Việt Nam có số bị cáo đông nhất trong những năm gần đây.
Sau phiên tòa kéo dài 5 ngày, người sáng lập tổ chức, ông Phan Văn Thu (tức Trần Công), 65 tuổi, bị kêu án chung thân. Tất cả những bị cáo còn lại lãnh từ 10 đến 17 năm tù.
Ông Thu và các cộng sự bị bắt hồi tháng 2 năm ngoái. Ông từng bị bắt đi cải tạo từ năm 1975 đến năm 1983 vì cùng tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Ông Thu cũng được xem là người lập ra "Ân đàn đại đạo" vào cuối thập niên 60.
Việt Nam nói tổ chức của ông Thu núp bóng dưới hoạt động kinh doanh khu du lịch sinh thái Đá Bia ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên để chỉ huy các hoạt động chống phá nhà nước như soạn ra các tài liệu “xuyên tạc”, "nói xấu” chế độ.
Cáo trạng mô tả Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn với khoảng 300 thành viên là tổ chức chính trị “bất bạo động” có mục tiêu thành lập nhà nước Đại Nam Kinh Châu thay thế cho nhà nước của đảng cộng sản hiện nay. Cáo trạng nói nhóm của ông Thu đã dự kiến quốc kỳ, quốc ca, bộ máy chính quyền, chức sắc, và thời gian hành động bắt đầu từ năm nay.
Các bị can không thuê luật sư cho mình, nhưng có 6 luật sư do tòa chỉ định. Luật sư Nguyễn Hồng Quê cho biết tại tòa, ông Thu và các cộng sự đã nhận tội và luật sư cho rằng các bản án thích ứng với tội trạng của họ:
“Nếu mấy ông ấy đừng có thành lập 'nhà nước Đại Nam Kinh Châu' thì khác. Nhưng do tất cả đều thừa nhận mục đích để thành lập nhà nước đó, ông Thu sẽ lên làm vua, những ông khác được phong thành Bộ trưởng, Thứ trưởng như bây giờ vậy đó.”
Phản hồi trước bản án dành cho con trai mình là anh Nguyễn Thái Bình, một trong số 22 bị can trong phiên xử hôm nay, bà Nguyễn Thị Ngọc bày tỏ bức xúc:
“Con tôi cũng làm thiện lành thôi chứ đâu có gì đâu. Nó thấy ông Trần Công giảng đạo Cửu Kinh thì nó theo mới có hơn một năm. Bây giờ nhà nước khép nó tội ‘phản động’ thì tôi phải chấp nhận thôi.”
Một thành viên trong Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn từng làm việc tại khu du lịch sinh thái Đá Bia từ năm 2004 đến năm 2011 cũng từng bị bắt điều tra nhưng không bị truy tố là ông Nguyễn Tấn Xê.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ hôm khai diễn phiên tòa 28/1, ông Xê nói về Hội đồng mà ông tham gia:
“Ðặt là Hội đồng Công luật tại vì cộng đồng hợp lại làm việc thiện lành. Công luật là lấy sự công bằng của luật chí công để trở về tính chân, thiện, mỹ. Ông Trần Công thuyết giảng về Cửu Kinh đó rồi anh em bắt đầu in ấn ra để học, học để trở về tính chân, thiện, mỹ.”
Ông Xê nói các cáo buộc của nhà nước là không có cơ sở và rằng những tín đồ như ông theo ông Trần Công để học và thực hành điều thiện-lành trong Cửu Kinh do ông Trần Công truyền dạy vì một xã hội công bằng:
“Chúng tôi thành lập khu du lịch sinh thái từ năm 2004. Năm 2003 chúng tôi nhận đất nuôi trồng rừng và năm 2004 mở khu du lịch sinh thái. Chúng tôi là những người tu hành. Chúng tôi không có một tấc thép trong tay mà nói chúng tôi ‘lật đổ’ là ‘lật đổ’ làm sao?”
Giới bảo vệ nhân quyền nói các bản án nặng nề hôm nay là một phần trong chiến dịch trấn áp phản kháng và đàn áp những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước Việt Nam vốn đang bị quốc tế chỉ trích gay gắt về thành tích nhân quyền xuống cấp trầm trọng.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nói với VOA Việt ngữ:
“Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch hết sức quan ngại vì một lần nữa nhà cầm quyền Việt Nam lại dùng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia để quy chụp người ta tội phản động và đưa ra xét xử theo những cách thức vi phạm những nhân quyền căn bản của công dân.”
Human Rights Watch cho biết họ hết sức bàng hoàng trước các bản án mà theo họ là một vết đen nữa cho thành tích nhân quyền tệ hại của Việt Nam.
Phúc trình 2013 về tình trạng nhân quyền trên thế giới do Human Rights Watch vừa công bố đầu tháng này thống kê trong năm qua có ít nhất 33 nhà hoạt động tại Việt Nam bị bỏ tù vì các tội danh mơ hồ về an ninh quốc gia theo điều 79 (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền) và điều 88 (tuyên truyền chống phá nhà nước).
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tố cáo Hà Nội lạm dụng các điều luật này để hình sự hóa việc thực thi ôn hòa các quyền tự do chính trị và dân sự của công dân, những hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền gọi là cổ xúy cho nhân quyền và dân chủ trong một quốc gia độc đảng như Việt Nam.
Trong một phiên xử tập thể ở Nghệ An hồi tháng rồi, 13 nhà hoạt động Công giáo và Tin lành lãnh tổng cộng 83 năm tù cũng vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
http://www.youtube.com/embed/lig-KDeR8Z4?list=UURdD55JrlRDzHeec3bKrH4g
Đây là một trong những phiên xử tội “phản động” tại Việt Nam có số bị cáo đông nhất trong những năm gần đây.
Sau phiên tòa kéo dài 5 ngày, người sáng lập tổ chức, ông Phan Văn Thu (tức Trần Công), 65 tuổi, bị kêu án chung thân. Tất cả những bị cáo còn lại lãnh từ 10 đến 17 năm tù.
Your browser doesn’t support HTML5
Con tôi cũng làm thiện lành thôi chứ đâu có gì đâu. Nó thấy ông Trần Công giảng đạo Cửu Kinh thì nó theo mới có hơn một năm. Bây giờ nhà nước khép nó tội ‘phản động’ thì tôi phải chấp nhận thôi.Mẹ của bị can Nguyễn Thái Bình.
Việt Nam nói tổ chức của ông Thu núp bóng dưới hoạt động kinh doanh khu du lịch sinh thái Đá Bia ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên để chỉ huy các hoạt động chống phá nhà nước như soạn ra các tài liệu “xuyên tạc”, "nói xấu” chế độ.
Cáo trạng mô tả Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn với khoảng 300 thành viên là tổ chức chính trị “bất bạo động” có mục tiêu thành lập nhà nước Đại Nam Kinh Châu thay thế cho nhà nước của đảng cộng sản hiện nay. Cáo trạng nói nhóm của ông Thu đã dự kiến quốc kỳ, quốc ca, bộ máy chính quyền, chức sắc, và thời gian hành động bắt đầu từ năm nay.
Chúng tôi là những người thiện lành, làm những điều thiện lành theo Cửu Kinh do ông Trần Công dạy, chứ không có làm gì mà họ bảo chúng tôi là ‘âm mưu lật đổ.’ Chúng tôi không có một tấc thép trong tay mà nói chúng tôi ‘lật đổ’ là ‘lật đổ’ làm sao?Ông Nguyễn Tấn Xê.
“Nếu mấy ông ấy đừng có thành lập 'nhà nước Đại Nam Kinh Châu' thì khác. Nhưng do tất cả đều thừa nhận mục đích để thành lập nhà nước đó, ông Thu sẽ lên làm vua, những ông khác được phong thành Bộ trưởng, Thứ trưởng như bây giờ vậy đó.”
Phản hồi trước bản án dành cho con trai mình là anh Nguyễn Thái Bình, một trong số 22 bị can trong phiên xử hôm nay, bà Nguyễn Thị Ngọc bày tỏ bức xúc:
“Con tôi cũng làm thiện lành thôi chứ đâu có gì đâu. Nó thấy ông Trần Công giảng đạo Cửu Kinh thì nó theo mới có hơn một năm. Bây giờ nhà nước khép nó tội ‘phản động’ thì tôi phải chấp nhận thôi.”
Một thành viên trong Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn từng làm việc tại khu du lịch sinh thái Đá Bia từ năm 2004 đến năm 2011 cũng từng bị bắt điều tra nhưng không bị truy tố là ông Nguyễn Tấn Xê.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ hôm khai diễn phiên tòa 28/1, ông Xê nói về Hội đồng mà ông tham gia:
“Ðặt là Hội đồng Công luật tại vì cộng đồng hợp lại làm việc thiện lành. Công luật là lấy sự công bằng của luật chí công để trở về tính chân, thiện, mỹ. Ông Trần Công thuyết giảng về Cửu Kinh đó rồi anh em bắt đầu in ấn ra để học, học để trở về tính chân, thiện, mỹ.”
Ông Xê nói các cáo buộc của nhà nước là không có cơ sở và rằng những tín đồ như ông theo ông Trần Công để học và thực hành điều thiện-lành trong Cửu Kinh do ông Trần Công truyền dạy vì một xã hội công bằng:
Ðặt là Hội đồng Công luật tại vì cộng đồng hợp lại làm việc thiện lành. Công luật là lấy sự công bằng của luật chí công để trở về tính chân, thiện, mỹ. Ông Trần Công thuyết giảng về Cửu Kinh đó rồi anh em bắt đầu in ấn ra để học...Ông Nguyễn Tấn Xê.
Giới bảo vệ nhân quyền nói các bản án nặng nề hôm nay là một phần trong chiến dịch trấn áp phản kháng và đàn áp những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước Việt Nam vốn đang bị quốc tế chỉ trích gay gắt về thành tích nhân quyền xuống cấp trầm trọng.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nói với VOA Việt ngữ:
“Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch hết sức quan ngại vì một lần nữa nhà cầm quyền Việt Nam lại dùng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia để quy chụp người ta tội phản động và đưa ra xét xử theo những cách thức vi phạm những nhân quyền căn bản của công dân.”
Human Rights Watch cho biết họ hết sức bàng hoàng trước các bản án mà theo họ là một vết đen nữa cho thành tích nhân quyền tệ hại của Việt Nam.
Phúc trình 2013 về tình trạng nhân quyền trên thế giới do Human Rights Watch vừa công bố đầu tháng này thống kê trong năm qua có ít nhất 33 nhà hoạt động tại Việt Nam bị bỏ tù vì các tội danh mơ hồ về an ninh quốc gia theo điều 79 (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền) và điều 88 (tuyên truyền chống phá nhà nước).
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tố cáo Hà Nội lạm dụng các điều luật này để hình sự hóa việc thực thi ôn hòa các quyền tự do chính trị và dân sự của công dân, những hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền gọi là cổ xúy cho nhân quyền và dân chủ trong một quốc gia độc đảng như Việt Nam.
Trong một phiên xử tập thể ở Nghệ An hồi tháng rồi, 13 nhà hoạt động Công giáo và Tin lành lãnh tổng cộng 83 năm tù cũng vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
http://www.youtube.com/embed/lig-KDeR8Z4?list=UURdD55JrlRDzHeec3bKrH4g