Việc Albania mới đây bác bỏ đề nghị của Hoa Kỳ yêu cầu họ cho phép tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria trong nước họ nói lên tình trạng khó khăn để thi hành một phần quan trọng của thỏa thuận quốc tế nhằm tránh việc Hoa Kỳ tấn công Syria.
Hoa Kỳ yêu cầu đồng minh Albania cho phép tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria trên lãnh thổ nước này. Sau một tuần lễ có nhiều cuộc biểu tình và thiếu thông tin tại Albania, Thủ tướng Edi Rama bác bỏ yêu cầu của Hoa Kỳ.
Cựu đại sứ Mỹ tại NATO Kurt Volker nói yêu cầu Albania là một nỗ lực của Hoa Kỳ để nắm lấy cơ hội bất ngờ này:
“Bạn có thể đi đâu khác trong lúc có một đồng minh có khả năng thực hiện việc này, khi bạn có một chính phủ có thể muốn giúp.”
Từ trước tới nay chỉ có 3 quốc gia trên thế giới đã khai báo kho vũ khí hóa học của mình cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) và tiêu hủy kho vũ khí đó. Albania là một trong ba nước đó.
Vì có mối quan hệ thân thiết với Hoa Kỳ, Albania được OPCW xem là nước có nhiều khả năng nhất để tiếp nhận kho vũ khí hóa học của Syria.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã 3 lần nói chuyện bằng điện thoại với Thủ tướng Rama trong nỗ lực tìm sự hợp tác. Nhà phân tích Volker nói:
“Khi ngoại trưởng Hoa Kỳ đảm nhận một vấn đề ông cảm thấy cần phải giải quyết - trong trường hợp này là tiêu huỷ vũ khí hóa học của Syria, ông sẽ làm tất cả mọi việc ông cảm thấy cần phải làm để thúc đẩy tiến trình này.”
Ông Ian Brzezinski, cựu phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng, nói quyết định của Albania là một bước thụt lùi của nỗ lực tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria. Ông nói:
“Chính phủ Hoa Kỳ đặt nhiều hy vọng vào việc Albania sẽ cung cấp những nguồn lực và địa điểm để tiêu hủy vũ khí hóa học. Do đó hiện nay chúng ta đang có một tiến trình, một chiến lược được thi hành để tiêu hủy những vũ khí này nhưng thiếu mất một yếu tố rõ rệt và quan trọng. Tại đâu và làm thế nào để vũ khí hóa học được tiêu hủy.”
Ông Brzezinski cho biết cộng đồng quốc tế đối mặt với một con đường khó khăn ở phiá trước:
“Bước kế tiếp đối với Hoa Kỳ và Nga là tìm một nước khác có thể có những cơ sở để tiêu hủy những vũ khí hóa học này. Trên căn bản có hai giải pháp - tìm một nước khác làm việc này hay tiêu hủy ngay tại Syria. Dĩ nhiên là việc tiêu hủy ngay ở Syria gặp phải rất nhiều vấn đề về an ninh.”
Một vài quốc gia châu Âu gồm có Bỉ, Đức và Na Uy đã cho biết họ sẽ không để cho việc tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria được thực hiện trên lãnh thổ của họ. Phát ngôn viên OPCW Christian Chartier hôm thứ Tư nói tiêu hủy vũ khí hóa học ngoài biển, trên một con tàu hay một giàn khoang, là một việc khả thi.
Hoa Kỳ yêu cầu đồng minh Albania cho phép tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria trên lãnh thổ nước này. Sau một tuần lễ có nhiều cuộc biểu tình và thiếu thông tin tại Albania, Thủ tướng Edi Rama bác bỏ yêu cầu của Hoa Kỳ.
Cựu đại sứ Mỹ tại NATO Kurt Volker nói yêu cầu Albania là một nỗ lực của Hoa Kỳ để nắm lấy cơ hội bất ngờ này:
“Bạn có thể đi đâu khác trong lúc có một đồng minh có khả năng thực hiện việc này, khi bạn có một chính phủ có thể muốn giúp.”
Từ trước tới nay chỉ có 3 quốc gia trên thế giới đã khai báo kho vũ khí hóa học của mình cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) và tiêu hủy kho vũ khí đó. Albania là một trong ba nước đó.
Vì có mối quan hệ thân thiết với Hoa Kỳ, Albania được OPCW xem là nước có nhiều khả năng nhất để tiếp nhận kho vũ khí hóa học của Syria.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã 3 lần nói chuyện bằng điện thoại với Thủ tướng Rama trong nỗ lực tìm sự hợp tác. Nhà phân tích Volker nói:
“Khi ngoại trưởng Hoa Kỳ đảm nhận một vấn đề ông cảm thấy cần phải giải quyết - trong trường hợp này là tiêu huỷ vũ khí hóa học của Syria, ông sẽ làm tất cả mọi việc ông cảm thấy cần phải làm để thúc đẩy tiến trình này.”
Ông Ian Brzezinski, cựu phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng, nói quyết định của Albania là một bước thụt lùi của nỗ lực tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria. Ông nói:
“Chính phủ Hoa Kỳ đặt nhiều hy vọng vào việc Albania sẽ cung cấp những nguồn lực và địa điểm để tiêu hủy vũ khí hóa học. Do đó hiện nay chúng ta đang có một tiến trình, một chiến lược được thi hành để tiêu hủy những vũ khí này nhưng thiếu mất một yếu tố rõ rệt và quan trọng. Tại đâu và làm thế nào để vũ khí hóa học được tiêu hủy.”
Ông Brzezinski cho biết cộng đồng quốc tế đối mặt với một con đường khó khăn ở phiá trước:
“Bước kế tiếp đối với Hoa Kỳ và Nga là tìm một nước khác có thể có những cơ sở để tiêu hủy những vũ khí hóa học này. Trên căn bản có hai giải pháp - tìm một nước khác làm việc này hay tiêu hủy ngay tại Syria. Dĩ nhiên là việc tiêu hủy ngay ở Syria gặp phải rất nhiều vấn đề về an ninh.”
Một vài quốc gia châu Âu gồm có Bỉ, Đức và Na Uy đã cho biết họ sẽ không để cho việc tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria được thực hiện trên lãnh thổ của họ. Phát ngôn viên OPCW Christian Chartier hôm thứ Tư nói tiêu hủy vũ khí hóa học ngoài biển, trên một con tàu hay một giàn khoang, là một việc khả thi.