Vì sao Việt Nam ‘đơn độc’ đối đầu Trung Quốc?

Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh lên tiếng về tình Biển Đông căng thẳng tại Đại hội đồng LHQ, ngày 28/09/2019, nhưng không nhắc đến Trung Quốc.

Một học giả quốc phòng của Ấn Độ nói với VOA rằng chính quyền Việt Nam đã cố công vận động quốc tế, tiếp cận với tất cả các cường quốc Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương, bao gồm Ấn Độ và Hoa Kỳ, để xây dựng một hỗ trợ chính trị lớn hơn nhằm ngăn chặn Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông, nhưng nhiều khả năng Việt Nam sẽ không nhận được bất kỳ sự hậu thuẫn mạnh mẽ nào.

Trao đổi với VOA Tiếng Việt qua email, Tiến sĩ Rajeswari Pillai Rajagopalan, Học giả và Chủ tịch Sáng kiến Chính sách Hạt nhân và Không gian thuộc Qũy Observer Research Foundation (ORF) ở New Delhi, Ấn Độ, lý giải: “

Bản thân Việt Nam không hề đề cập những yêu cầu cụ thể để cho biết họ muốn gì.
Tiến sĩ Rajeswari Pillai Rajagopalan

Chính vì vậy, Tiến sĩ Rajagopalan nói thêm: “Việt Nam sẽ không thể nhận được bất kỳ sự hỗ trợ mạnh mẽ nào từ các đối tác trong khu vực và bên ngoài.”

Nữ học giả không tin rằng Việt Nam sẽ có thể tự mình chống lại Trung Quốc. “Bắc Kinh dường như đã tính toán chính xác rằng họ không phải lo sợ bất kỳ một sự hợp nhất chống đối nghiêm trọng nào.”

“Việt Nam cần đưa ra những yêu cầu cụ thể và chỉ khi nói ra những yêu cầu cụ thể này, các quốc gia khác mới có thể đáp ứng bằng những tuyên bố nhất định để ủng hộ cho Việt Nam, nhấn mạnh vào tự do hàng hải,” Tiến sĩ Rajagopalan đưa ra lời khuyên.

XEM THÊM: Thiện Ý


Bà dẫn chứng phản ứng của Ấn Độ để Việt Nam tham khảo: “Từ trước đến nay, Ấn Độ luôn có lập trường chống đối hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông mạnh hơn nhiều, dù về khoảng cách địa lý thì cách xa hơn (so với Việt Nam) và luôn luôn phát đi thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc cũng như thông điệp rõ ràng cho các nước bạn đồng minh.”

Bà nêu một ví dụ: “Khi tàu sân bay Mỹ tuần tra Biển Đông vào tháng 8 vừa rồi, Việt Nam phải đưa ra một yêu cầu rõ ràng hơn đối với bạn bè và đồng minh để tỏ rõ sức mạnh phối hợp.”

Bài báo Việt Nam đơn độc đối đầu Trung Quốc trên trang The Diplomat.

Trước đó, hôm 26/09, trong một bài viết có tựa đề Việt Nam một mình đối đầu với Trung Quốc trên The Diplomat, Tiến sĩ Rajagopalan, nhận định mặc dù Việt Nam và Trung Quốc đang lao vào một cuộc đối đầu dữ dội tại Biển Đông nhưng sự việc lại không thu hút được sự quan tâm đầy đủ của thế giới.

Trong bài, sau khi nêu hàng hoạt các phản ứng của Việt Nam sau vụ nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng EEZ của Việt Nam, bà viết: “Trong tình hình này, chính phủ Việt Nam tìm cách tác động đến các nước Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Úc và nhiều nước khác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đáp lại lời kêu gọi này là gì? Một sự im lặng và những lời phát biểu “sáo rỗng.”

Trong tình hình này, chính phủ Việt Nam tìm cách tác động đến các nước Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Úc và nhiều nước khác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đáp lại lời kêu gọi này là gì? Một sự im lặng và những lời phát biểu “sáo rỗng.
Tiến sĩ Rajagopalan viết trên tờ The Diplomat.


Chẳng hạn, Malaysia trong một tài liệu công bố chính sách đối ngoại mới tuyên bố: “Biển Đông phải là khu vực của sự hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng và không phải là nơi đối đầu hay xung đột.” Hay như thông cáo chung ngày 27/08/2019 giữa Việt Nam và Malaysia chỉ nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc tự kiềm chế, phi quân sự hóa và tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế.”

Các cường quốc ngoài khu vực như Hoa Kỳ cũng chỉ có những phát biểu tương tự không hơn không kém. Điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, David Stilwell, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, cho rằng “thông qua nhiều hành động phi pháp và quân sự hóa các thực thể có tranh chấp, Bắc Kinh đã và tiếp tục hành động để ngăn chặn các nước thành viên ASEAN tiếp cận nguồn dự trữ năng lượng ước tính trị giá 2,5 nghìn tỷ đô la.”

Tương tự, Ấn Độ nói “hòa bình và ổn định khu vực mang lại lợi ích bền vững. Ấn Độ giữ vững lập trường ủng hộ tự do lưu thông hàng hải và hàng không, và giao thương hợp pháp không bị cản trở, trong vùng biển quốc tế, tuân thủ theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.”

XEM THÊM: Tại sao Việt Nam không nêu đích danh Trung Quốc trước Đại hội đồng LHQ?


Một số nhà quan sát nói với VOA rằng đã đến lúc Việt Nam cần xem xét lại phương châm “sẵn sàng là bạn đối tác tin cậy của tất cả các nước” và chính sách “ba không,” bao gồm “không tham gia các liên minh quân sự với bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia,” như văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12 năm 2016 đã trích dẫn.

Nhà báo độc lập Nguyễn Đình Ngọc nói:

“Cộng sản Việt Nam, cụ thể là Bộ Chính trị buộc phải suy nghĩ lại vì họ không thể duy trì triết lý phản khoa học bấy lâu nay là vừa hợp tác vừa đấu tranh, hay chính sách ba không.

“Nhà cầm quyền Việt Nam nên thay đổi một cách ôn hòa, trước mắt phải liên minh với Hoa Kỳ để bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

Cùng ý kiến như vậy, Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung nói:

“Về đối ngoại, Việt Nam cần nhanh chóng trở thành một đồng minh đáng tin cậy của Mỹ, và các đồng minh của Mỹ ở châu Á để góp phần cùng thế giới ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền, bành trướng xâm lược của cộng sản Trung Quốc ở châu Á.”

Báo QĐND từng lên tiếng: “Nếu ai đó nói rằng Việt Nam dựa vào nước này để chống nước kia thì đó là hành động cố tình xuyên tạc, bịa đặt nhằm mưu đồ xấu, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, hòng làm cho tình hình thêm phức tạp, gây hoài nghi, mất ổn định, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.”

Your browser doesn’t support HTML5

Nhiều người thất vọng vì VN không cáo buộc TQ tại Liên hiệp quốc