Câu chuyện Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) gửi tiết kiệm lên tới 19,6 nghìn tỷ Đồng và thu về khoản thu nhập tài chính lên tới 1568 tỷ Đồng, chiếm tới 40.32% doanh thu của tổng công ty này trong năm 2012 đã gây ra nhiều tranh luận. Trong đó, chủ yếu các ý kiến cho rằng SCIC chưa thực hiện đúng chức năng của mình.
Những ý kiến mạnh mẽ nhất gồm cả phát biểu của Ts. Lê Đăng Doanh. Ts. Doanh cho rằng “trong khi sứ mệnh là hỗ trợ phân bổ, điều tiết vốn ở các doanh nghiệp hỗ trợ nền kinh tế phát triển thì việc đầu tư vào các doanh nghiệp lại rất thấp, thay vào đó lại mang vốn đi gửi tiết kiệm,” và “chẳng lẽ, nền kinh tế này không còn gì có khả năng để đầu tư vốn hay sao? Tôi không nghĩ như thế, vì hiện nay nhiều doanh nghiệp thật sự rất đói vốn, họ cần một sự trợ giúp. Việc SCIC đang thu lại lợi nhuận thông qua kênh ngân hàng cũng có nghĩa thu lợi nhuận từ những doanh nghiệp nhỏ và vừa vay lại vốn của ngân hàng.”
Bà Phạm Chi Lan thì cho rằng “chúng tôi đã thảo luận rất kỹ và đến nay có thể nói cách hoạt động của SCIC bây giờ không đúng với mô hình ban đầu” và “thực tế SCIC không đem lại nhiều lợi ích như chúng ta mong muốn.” Vì vậy “cần đưa SCIC ra khỏi Bộ Tài chính, buộc nó phải công khai, chịu sự giám sát như công ty niêm yết.”
Còn Ts. Nguyễn Minh Phong thì bình luận “việc làm này không đúng quy định về kinh doanh vốn của Nhà nước. Trong bối cảnh các doanh nghiệp đều đang cần vốn, khát vốn để kinh doanh, Nhà nước giao vốn cho anh quản lý thì anh lại dùng để tiết kiệm, hóa ra anh đã tự mình vẽ nên một cái vòng luẩn quẩn nguy hiểm”. Ông cũng cho rằng nếu “tất cả dòng vốn của SCIC mà đi gửi tiết kiệm thì có lẽ là nên giải tán. Chỉ cần 1 thủ quỹ, 1 kế toán là đủ để thay thế cả một bộ máy cồng kềnh mà SCIC đang có”.
Có phạm luật hay không?
SCIC có phạm luật khi gửi tiết kiệm một số tiền lớn như vậy hay không? Mô hình SCIC được thiết kế theo mô hình của Temasek Holdings của Singapore, nhưng trên thực tế không khác là bao so với mô hình một công ty quản lý quỹ đầu tư thông thường. Có khác chăng chỉ là trong trường hợp này, SCIC chỉ có một nhà đầu tư duy nhất là nhà nước.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của SCIC được quy định tại Điều 3 của Quyết định 151/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005, SCIC cũng không được giao bất cứ trách nhiệm xã hội nào. Nhà nước không bắt SCIC phải gánh trách nhiệm tái cơ cấu nền kinh tế, chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp khác, không được gửi tiết kiệm, không được vắt sữa từ “con bò” Vinamilk, phải đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao hay mũi nhọn gì cả.
Việc của SCIC theo Quyết định này, nói một cách đơn giản, là kiếm tiền cho nhà nước. Nó cũng giống như việc các công ty quản lý quỹ phải làm là kiếm tiền cho nhà đầu tư của mình. Không hơn, không kém.
Là một tổ chức quản lý tiền đầu tư và có mục đích duy nhất là kiếm lợi cho nhà đầu tư của mình, SCIC có trách nhiệm xác định đầu tư vào đâu, không đầu tư vào đâu, khi nào thì giải ngân, khi nào thì thoái vốn… Việc này bao gồm một quyết định quan trọng là đầu tư bao nhiêu vào các tài sản sinh lợi cố định (fixed income) như trái phiếu chính phủ, gửi tiền có kỳ hạn, trái phiếu doanh nghiệp…
Khi thị trường trong giai đoạn có rủi ro cao, các quỹ đầu tư (trừ các quỹ đầu tư cơ hội – hedge funds) thường có xu hướng giữ tiền bằng cách bỏ vào fixed income hơn là chịu mạo hiểm đi đầu tư cổ phiếu. Vì thế, câu chuyện SCIC đầu tư bao nhiêu dưới hình thức fixed income, và bao nhiêu dưới hình thức cổ phiếu, là câu chuyện riêng của SCIC. Nhà nước đã đúng khi không trao cho SCIC nhiều thứ trách nhiệm xã hội – cái có thể khiến một doanh nghiệp nhà nước như SCIC trở nên cực kỳ không hiệu quả - mà chỉ tập trung vào có mỗi một việc là kiếm tiền. Vì thế, nhiều luồng dư luận, gồm cả một số ý kiến của các chuyên gia, đã không công bằng khi cố tình khoác cho SCIC nhiều lớp áo trách nhiệm xã hội vô lý.
SCIC có đầu tư nhiều vào fixed income quá hay không? Theo số liệu được báo chí nêu, tính đến hết năm 2012, tổng vốn trong danh mục đầu tư của SCIC theo sổ kế toán khoảng 14.000 tỉ đồng, giá thị trường ước đạt 50.000 tỉ đồng, chênh lệch 36.000 tỉ đồng. Tài sản trong fixed income (dưới dạng tiền gửi tiết kiệm) là 19.600 tỷ Đồng. Như vậy tổng tài sản tính theo giá thị trường là 69,6 nghìn tỷ Đồng, trong đó các khoản nằm trong fixed income là 19,6 nghìn tỷ, chiếm 28,16% - không phải con số thấp, nhưng cũng không phải quá cao. Khó có thể trách SCIC lười nhác vì phần lớn các quỹ đầu tư tư nhân, cả trong nước và nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, đều đang trong tình trạng phòng vệ trước rủi ro của thị trường trong nước. Hơn nữa, với SCIC, vì chỉ có một nhà đầu tư duy nhất, và nhà đầu tư này cũng không mấy khoan dung khi bị mất tiền, việc phải phòng vệ thậm chí còn thận trọng hơn các quỹ đầu tư tư nhân cũng là việc dễ hiểu. (còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Những ý kiến mạnh mẽ nhất gồm cả phát biểu của Ts. Lê Đăng Doanh. Ts. Doanh cho rằng “trong khi sứ mệnh là hỗ trợ phân bổ, điều tiết vốn ở các doanh nghiệp hỗ trợ nền kinh tế phát triển thì việc đầu tư vào các doanh nghiệp lại rất thấp, thay vào đó lại mang vốn đi gửi tiết kiệm,” và “chẳng lẽ, nền kinh tế này không còn gì có khả năng để đầu tư vốn hay sao? Tôi không nghĩ như thế, vì hiện nay nhiều doanh nghiệp thật sự rất đói vốn, họ cần một sự trợ giúp. Việc SCIC đang thu lại lợi nhuận thông qua kênh ngân hàng cũng có nghĩa thu lợi nhuận từ những doanh nghiệp nhỏ và vừa vay lại vốn của ngân hàng.”
Bà Phạm Chi Lan thì cho rằng “chúng tôi đã thảo luận rất kỹ và đến nay có thể nói cách hoạt động của SCIC bây giờ không đúng với mô hình ban đầu” và “thực tế SCIC không đem lại nhiều lợi ích như chúng ta mong muốn.” Vì vậy “cần đưa SCIC ra khỏi Bộ Tài chính, buộc nó phải công khai, chịu sự giám sát như công ty niêm yết.”
Còn Ts. Nguyễn Minh Phong thì bình luận “việc làm này không đúng quy định về kinh doanh vốn của Nhà nước. Trong bối cảnh các doanh nghiệp đều đang cần vốn, khát vốn để kinh doanh, Nhà nước giao vốn cho anh quản lý thì anh lại dùng để tiết kiệm, hóa ra anh đã tự mình vẽ nên một cái vòng luẩn quẩn nguy hiểm”. Ông cũng cho rằng nếu “tất cả dòng vốn của SCIC mà đi gửi tiết kiệm thì có lẽ là nên giải tán. Chỉ cần 1 thủ quỹ, 1 kế toán là đủ để thay thế cả một bộ máy cồng kềnh mà SCIC đang có”.
Có phạm luật hay không?
SCIC có phạm luật khi gửi tiết kiệm một số tiền lớn như vậy hay không? Mô hình SCIC được thiết kế theo mô hình của Temasek Holdings của Singapore, nhưng trên thực tế không khác là bao so với mô hình một công ty quản lý quỹ đầu tư thông thường. Có khác chăng chỉ là trong trường hợp này, SCIC chỉ có một nhà đầu tư duy nhất là nhà nước.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của SCIC được quy định tại Điều 3 của Quyết định 151/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005, SCIC cũng không được giao bất cứ trách nhiệm xã hội nào. Nhà nước không bắt SCIC phải gánh trách nhiệm tái cơ cấu nền kinh tế, chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp khác, không được gửi tiết kiệm, không được vắt sữa từ “con bò” Vinamilk, phải đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao hay mũi nhọn gì cả.
Việc của SCIC theo Quyết định này, nói một cách đơn giản, là kiếm tiền cho nhà nước. Nó cũng giống như việc các công ty quản lý quỹ phải làm là kiếm tiền cho nhà đầu tư của mình. Không hơn, không kém.
Là một tổ chức quản lý tiền đầu tư và có mục đích duy nhất là kiếm lợi cho nhà đầu tư của mình, SCIC có trách nhiệm xác định đầu tư vào đâu, không đầu tư vào đâu, khi nào thì giải ngân, khi nào thì thoái vốn… Việc này bao gồm một quyết định quan trọng là đầu tư bao nhiêu vào các tài sản sinh lợi cố định (fixed income) như trái phiếu chính phủ, gửi tiền có kỳ hạn, trái phiếu doanh nghiệp…
Khi thị trường trong giai đoạn có rủi ro cao, các quỹ đầu tư (trừ các quỹ đầu tư cơ hội – hedge funds) thường có xu hướng giữ tiền bằng cách bỏ vào fixed income hơn là chịu mạo hiểm đi đầu tư cổ phiếu. Vì thế, câu chuyện SCIC đầu tư bao nhiêu dưới hình thức fixed income, và bao nhiêu dưới hình thức cổ phiếu, là câu chuyện riêng của SCIC. Nhà nước đã đúng khi không trao cho SCIC nhiều thứ trách nhiệm xã hội – cái có thể khiến một doanh nghiệp nhà nước như SCIC trở nên cực kỳ không hiệu quả - mà chỉ tập trung vào có mỗi một việc là kiếm tiền. Vì thế, nhiều luồng dư luận, gồm cả một số ý kiến của các chuyên gia, đã không công bằng khi cố tình khoác cho SCIC nhiều lớp áo trách nhiệm xã hội vô lý.
SCIC có đầu tư nhiều vào fixed income quá hay không? Theo số liệu được báo chí nêu, tính đến hết năm 2012, tổng vốn trong danh mục đầu tư của SCIC theo sổ kế toán khoảng 14.000 tỉ đồng, giá thị trường ước đạt 50.000 tỉ đồng, chênh lệch 36.000 tỉ đồng. Tài sản trong fixed income (dưới dạng tiền gửi tiết kiệm) là 19.600 tỷ Đồng. Như vậy tổng tài sản tính theo giá thị trường là 69,6 nghìn tỷ Đồng, trong đó các khoản nằm trong fixed income là 19,6 nghìn tỷ, chiếm 28,16% - không phải con số thấp, nhưng cũng không phải quá cao. Khó có thể trách SCIC lười nhác vì phần lớn các quỹ đầu tư tư nhân, cả trong nước và nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, đều đang trong tình trạng phòng vệ trước rủi ro của thị trường trong nước. Hơn nữa, với SCIC, vì chỉ có một nhà đầu tư duy nhất, và nhà đầu tư này cũng không mấy khoan dung khi bị mất tiền, việc phải phòng vệ thậm chí còn thận trọng hơn các quỹ đầu tư tư nhân cũng là việc dễ hiểu. (còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.