Cái chết của 22 học sinh ở Ấn Độ hồi gần đây vì thuốc trừ sâu trong bữa ăn trưa đã làm nhiều người lưu tâm tới tình trạng nông dân tiếp tục dùng các loại thuốc trừ sâu đã bị nhiều nước cấm sử dụng. Các chuyên gia và các nhà hoạt động cho rằng qui định lỏng lẻo về việc sử dụng thuốc trừ sâu và việc nông dân chưa được giáo dục thỏa đáng về vấn đề này đang tạo ra một mối nguy hiểm rất lớn cho sức khỏe của công chúng. Từ New Dehli, thông tín viên Anjana Pasricha của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Giới hữu trách Ấn Độ cho biết dư lượng thuốc trừ sâu monocrotophos trong cơm và cà ri khoai tây trong bữa ăn trưa ở trường tại một ngôi làng ở tiểu bang Bihar hồi đầu tháng này là nguyên do gây ra cái chết của 23 học sinh. Bữa ăn trưa miễn phí đó được nấu với dầu ăn đựng trong một cái thùng từng được dùng để chứa loại hóa chất vô cùng độc hại này.
Tổ chức Y tế Thế giới liệt chất monocrotophos vào loại rất độc hại và việc sử dụng hóa chất này đã bị cấm ở nhiều nước trên thế giới - trong đó có Hoa Kỳ, Pakistan, Trung Quốc và các nước thuộc Liên hiệp Âu châu.
Nhưng loại thuốc trừ sâu này vẫn tiếp tục được sử dụng rất nhiều tại các nông trại ở Ấn Độ.
Lý do là vì thuốc này rẻ gấp 5 lần những loại thuốc tương tự để trừ khử nhiều loại sâu bọ phá hoại mùa màng, như mối và châu chấu. Tại một nước mà giá thành sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với những nông dân nghèo, đây là một lập luận thường được các giới chức chính phủ nêu ra để biện minh cho việc không ban hành lệnh cấm.
Ông T.P. Rajendran, Phó Tổng giám đốc Cục Bảo vệ Thực vật của Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ, nói rằng monocrotophos là một loại thuốc trừ sâu có hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại thuốc khác.
"Những phân tử đang được sử dụng rất đắt tiền. Giá thành sẽ rất cao nếu dùng các loại thuốc đó, trong khi loại thuốc monocrotophos này là những phân tử không riêng biệt. Cũng giống như vấn đề thuốc không có thương hiệu trong lãnh vực dược phẩm, chúng tôi có những vấn đề tương tự trong lãnh vực thuốc trừ sâu. Những phân tử cũ vẫn có hiệu quả và có ích. Điều mà chúng tôi muốn nói là loại thuốc này phải được dùng một cách cẩn thận."
Nhưng các chuyên gia và các nhà hoạt động cho rằng sự cẩn thận đó không hề tồn tại. Họ nói rằng những qui định chi tiết của chính phủ về việc sử dụng thuốc trừ sâu rất ít khi được tuân hành.
Họ nói rằng những cái chết bi thảm của các học sinh cho thấy nông dân không hiểu rõ cách thức xửû lý những thùng chứa thuốc trừ sâu và các nhà sản xuất không có một cơ chế để thu hồi các thùng không từng được dùng để chứa những loại thuốc trừ sâu.
Ông Gopal Krishna, thuộc tổ chức theo dõi ToxicsWatch Allaince ở New Dehli, đã đến thăm ngôi làng ở Bihar sau khi xảy ra bi kịch ngộ độc ở trường học. Ông cho biết như sau.
"Khi tôi thực hiện một cuộc khảo sát toàn bộ khu vực này, tôi đã trông thấy một số thùng chứa thuốc trừ sâu bị vất xung quanh ngôi trường, nơi vụ việc đã xảy ra. Một khi các nhà sản xuất bán thuốc trừ sâu xong, họ nghĩ rằng nhiệm vụ của họ đã hết. Không hề có qui định nào về việc xử lý những chiếc thùng không. Cho nên những thùng này được dùng đi dùng lại cho nhiều mục đích khác nhau và người dân nói chung, họ không biết cách để trừ khử sự độc hại của các thùng chứa."
Ông Krishna cho biết giới hữu trách cần phải bắt buộc các nhà sản xuất thu hồi tất cả những thùng chứa mà họ dùng để bán các hóa chất độc hại.
Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề duy nhất. Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường cho biết nông dân ít khi dùng quần áo bảo hộ hoặc đeo mặt nạ khi phun thuốc trừ sâu vì họ thiếu hiểu biết hoặc vì không có đủ tiền để mau sắm các trang bị đó. Ngoài ra, còn có nhiều nông dân vì ít học nên không biết loại thuốc nào dùng cho loại hoa màu nào và vì vậy họ cứ phun thuốc trừ sâu một cách bừa bãi.
Các tổ chức tranh đấu ở Ấn Độ như Trung tâm Khoa học và Môi trường ủng hộ cho việc ban hành lệnh cấm sử dụng những loại thuốc trừ sâu có độc tính cao như monocrotophos vì họ cho rằng mối nguy hiểm của việc sử dụng các loại thuốc này quá cao so với những lợi ích của nó.
Tuy nhiên, tại một nước có sự chú trọng cao độ đối với việc gia tăng sản lượng lương thực để nuôi ăn 1 tỉ 200 triệu người, đồng thời lại phải giữ cho giá thành ở mức thấp, các chuyên gia cho rằng lệnh cấm đó có phần chắc sẽ không được ban hành trong tương lai gần.
Giới hữu trách Ấn Độ cho biết dư lượng thuốc trừ sâu monocrotophos trong cơm và cà ri khoai tây trong bữa ăn trưa ở trường tại một ngôi làng ở tiểu bang Bihar hồi đầu tháng này là nguyên do gây ra cái chết của 23 học sinh. Bữa ăn trưa miễn phí đó được nấu với dầu ăn đựng trong một cái thùng từng được dùng để chứa loại hóa chất vô cùng độc hại này.
Tổ chức Y tế Thế giới liệt chất monocrotophos vào loại rất độc hại và việc sử dụng hóa chất này đã bị cấm ở nhiều nước trên thế giới - trong đó có Hoa Kỳ, Pakistan, Trung Quốc và các nước thuộc Liên hiệp Âu châu.
Nhưng loại thuốc trừ sâu này vẫn tiếp tục được sử dụng rất nhiều tại các nông trại ở Ấn Độ.
Lý do là vì thuốc này rẻ gấp 5 lần những loại thuốc tương tự để trừ khử nhiều loại sâu bọ phá hoại mùa màng, như mối và châu chấu. Tại một nước mà giá thành sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với những nông dân nghèo, đây là một lập luận thường được các giới chức chính phủ nêu ra để biện minh cho việc không ban hành lệnh cấm.
Ông T.P. Rajendran, Phó Tổng giám đốc Cục Bảo vệ Thực vật của Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ, nói rằng monocrotophos là một loại thuốc trừ sâu có hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại thuốc khác.
"Những phân tử đang được sử dụng rất đắt tiền. Giá thành sẽ rất cao nếu dùng các loại thuốc đó, trong khi loại thuốc monocrotophos này là những phân tử không riêng biệt. Cũng giống như vấn đề thuốc không có thương hiệu trong lãnh vực dược phẩm, chúng tôi có những vấn đề tương tự trong lãnh vực thuốc trừ sâu. Những phân tử cũ vẫn có hiệu quả và có ích. Điều mà chúng tôi muốn nói là loại thuốc này phải được dùng một cách cẩn thận."
Nhưng các chuyên gia và các nhà hoạt động cho rằng sự cẩn thận đó không hề tồn tại. Họ nói rằng những qui định chi tiết của chính phủ về việc sử dụng thuốc trừ sâu rất ít khi được tuân hành.
Họ nói rằng những cái chết bi thảm của các học sinh cho thấy nông dân không hiểu rõ cách thức xửû lý những thùng chứa thuốc trừ sâu và các nhà sản xuất không có một cơ chế để thu hồi các thùng không từng được dùng để chứa những loại thuốc trừ sâu.
Ông Gopal Krishna, thuộc tổ chức theo dõi ToxicsWatch Allaince ở New Dehli, đã đến thăm ngôi làng ở Bihar sau khi xảy ra bi kịch ngộ độc ở trường học. Ông cho biết như sau.
"Khi tôi thực hiện một cuộc khảo sát toàn bộ khu vực này, tôi đã trông thấy một số thùng chứa thuốc trừ sâu bị vất xung quanh ngôi trường, nơi vụ việc đã xảy ra. Một khi các nhà sản xuất bán thuốc trừ sâu xong, họ nghĩ rằng nhiệm vụ của họ đã hết. Không hề có qui định nào về việc xử lý những chiếc thùng không. Cho nên những thùng này được dùng đi dùng lại cho nhiều mục đích khác nhau và người dân nói chung, họ không biết cách để trừ khử sự độc hại của các thùng chứa."
Ông Krishna cho biết giới hữu trách cần phải bắt buộc các nhà sản xuất thu hồi tất cả những thùng chứa mà họ dùng để bán các hóa chất độc hại.
Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề duy nhất. Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường cho biết nông dân ít khi dùng quần áo bảo hộ hoặc đeo mặt nạ khi phun thuốc trừ sâu vì họ thiếu hiểu biết hoặc vì không có đủ tiền để mau sắm các trang bị đó. Ngoài ra, còn có nhiều nông dân vì ít học nên không biết loại thuốc nào dùng cho loại hoa màu nào và vì vậy họ cứ phun thuốc trừ sâu một cách bừa bãi.
Các tổ chức tranh đấu ở Ấn Độ như Trung tâm Khoa học và Môi trường ủng hộ cho việc ban hành lệnh cấm sử dụng những loại thuốc trừ sâu có độc tính cao như monocrotophos vì họ cho rằng mối nguy hiểm của việc sử dụng các loại thuốc này quá cao so với những lợi ích của nó.
Tuy nhiên, tại một nước có sự chú trọng cao độ đối với việc gia tăng sản lượng lương thực để nuôi ăn 1 tỉ 200 triệu người, đồng thời lại phải giữ cho giá thành ở mức thấp, các chuyên gia cho rằng lệnh cấm đó có phần chắc sẽ không được ban hành trong tương lai gần.