Trong quá khứ, tổ chức Bánh Mì Cho Thế Giới đã nhiều lần chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ mà họ cho là không tập trung vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, tại một cuộc họp báo mới đây ở thủ đô Washington, người đứng đầu tổ chức này là ông David Beckmann nói rằng bản phúc trình dài 200 trăm trang mà tổ chức ông vừa công bố là “những tiếng reo hò, tán dương” dành cho nước Mỹ.
Ông Beckmann đã ca ngợi chương trình Nuôi Ăn Cho Tương Lai – một chương trình 3 năm với kinh phí 3 tỉ rưỡi đô la mà chính phủ của Tổng thống Obama thực hiện để cung cấp viện trợ phát triển nông nghiệp. Mục tiêu của chương trình là giảm thiểu nạn nghèo túng và suy dinh dưỡng ở 20 quốc gia qua việc gia tăng năng suất của giới tiểu nông nói riêng và khu vực nông nghiệp nói chung.
Ông Beckmann nói rằng một trong những sự khác biệt của chương trình Nuôi Ăn Cho Tương Lai với những nỗ lực phát triển trước đây là người nhận viện trợ sẽ quyết định về cách thức sử dụng tiền viện trợ.
Ông Beckmann nói: "Điều này là một điều hợp lý nhưng khó thực hiện, và thường không được thực hiện trong quá khứ."
Để giành được sự hỗ trợ của chương trình Nuôi Ăn Cho Tương Lai, các chính phủ, công ty và tổ chức xã hội phải quyết định là họ sẽ đầu tư các nguồn lực vào việc gì. Họ có thể chọn thực hiện những nỗ lực như chương trình dinh dưỡng ở học đường, hỗ trợ hạt giống và phân bón cho nông dân, phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn hay những cách thức khác để cải thiện an ninh lương thực.
Sau đó, chính phủ của những nước đó sẽ cùng với chính phủ Mỹ xây dựng một sách lược để đạt các mục đích đã đề ra.
Ông Beckmann là một trong những người giành được Giải Lương thực Thế giới 2010, một giải thưởng quốc tế cao quí dành cho những người có công trong việc cải thiện phẩm chất và số lượng lương thực cho mọi người trên thế giới. Ông cho biết ông đặc biệt cảm thấy hài lòng vì chương trình Nuôi Ăn Cho Thế Giới đo lường sự tiến bộ của mình qua việc xem xét tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Ông Beckmann cho biết: "Chúng tôi đang cố gắng để làm cho sự tăng trưởng của khu vực nông nghiệp thật sự đóng góp cho nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Cho nên chúng ta cần theo dõi để biết rõ là chương trình hoạt động có hiệu quả hay không qua việc xem xét tình trạng dinh dưỡng của trẻ em có được cải thiện hay không."
Ông Rajiv Shah là Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ – cơ quan giám sát chương trình Nuôi Aên Cho Thế Giới. Ông cho biết tại một cuộc họp báo rằng chương trình này đề ra những mục tiêu có tính chất thực tế.
Ông Shah nói: "Ngay lúc này có gần một tỉ người trên thế giới bị đói. Chúng tôi không hề gợi ý là chúng tôi sẽ tiêu diệt nạn đói trong vòng 5 năm."
Ông Shah cho biết mục tiêu ngắn hạn của chương trình Nuôi Ăn Cho Thế Giới là góp phần chấm dứt tình trạng mất an ninh lương thực tại 5 hoặc 10 quốc gia trên thế giới. Ông nói rằng cho đến nay cơ quan USAID của ông đã xem xét các kế hoạch của 5 quốc gia để giúp đỡ cho 6 triệu rưỡi gia đình.
Ông Shah nói: "Nếu nhờ vào chương trình này mà có 6 triệu rưỡi gia đình không phải khốn đốn vì nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em, thì chúng ta sẽ có được 6 triệu rưỡi gia đình có một cuộc sống hoàn toàn khác hẳn."
Ông Shah nói thêm rằng sự thành công của những gia đình đó có thể góp phần làm gia tăng thái độ lạc quan của mọi người trên thế giới đối với cuộc chiến chống nạn đói.
Một tổ chức hàng đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống lại nạn đói đã tán dương một sách lược viện trợ mới của Hoa Kỳ nhằm cải thiện hoạt động sản xuất lương thực ở các nước đang phát triển. Tổ chức Bánh Mì Cho Thế Giới (Bread for the World) đã cho biết trong bản phúc trình mới đây rằng chương trình có tên “Nuôi Aên Cho Tương Lai” (Feed the Future) có thể là cơ hội tốt nhất trong vòng nhiều thập niên để Hoa Kỳ đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống lại nạn đói trên thế giới. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết về việc này qua bài tường thuật của thông tín viên VOA Steve Baragona.