Áp lực gia tăng tại LHQ trước việc Palestine muốn lập một quốc gia

Tổng thống Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại New York, ngày 21/9/2011

Những quốc gia có đông người Palestine cư ngụ

  • Trong tuần này, người Palestine đang nỗ lực để được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia. Sau đây là những nơi có đông người Palestin cư ngụ.


  • TRÊN TOÀN THẾ GIỚI: Con số của Liên Hiệp Quốc và những cơ quan tị nạn thế giới cho thấy hiện nay có hơn 11 triệu người Palestine trên toàn thế giới.


  • CÁC VÙNG LÃNH THỔ CỦA NGƯỜI PALESTINE: Có hơn 4 triệu người Palestine sống tại Bờ Tây và dải Gaza. Khoảng 1,4 triệu sống tại Israel.


  • JORDAN: Có ít nhất 1,8 triệu người tị nạn Palestine sống tại Jordan, hầu hết trong những trại tị nạn và vùng phụ cận.


  • LIBĂNG VÀ SYRIA: Mỗi nước có từ 400.000 đến 500.000 người Palestine cư ngụ.


  • HOA KỲ: Cục Kiểm tra Dân số Mỹ nói có khoảng 81.700 người tự nhận là Người Mỹ gốc Palestine trong dữ liệu thu thập được giữa năm 2005 và 2009.


  • Cơ quan Cứu trợ và tìm việc làm của Liên Hiệp Quốc cho người tị nạn Palestine (UNRWA) định nghĩa người tị nạn Palestine là “những người có nơi thường trú là vùng Palestine giữa tháng 6 năm 1946 và tháng 5 năm 1948.” Cơ quan này nói những người thuộc dạng này mất nhà cửa và những phương tiện sinh sống vì hậu quả của cuộc chiến tranh Ả Rập Israel năm 1948.

Áp lực quốc tế gia tăng hôm thứ Tư để tránh một cuộc xung đột ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc vào lúc nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas phát động chiến dịch để được Liên Hiệp Quốc công nhận một quốc gia Palestine.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang làm áp lực để các nhà lãnh đạo Israel và Palestine trở lại bàn hòa đàm.

Tổng thống Obama nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và gặp ông Abbas hôm thứ Tư.

Trong một diễn văn đọc tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Obama nói không có con đường tắt tiến đến hòa bình tại Trung Đông. Ông nói thêm hòa bình không thể đến qua những thông báo và những nghị quyết tại Liên Hiệp Quốc mà phải xuyên qua các cuộc thảo luận.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đề nghị ấn định một thời hạn một tháng để tái tục các cuộc thương thuyết từ 6 tháng đến 1 năm để đạt được thỏa thuận.

Ông Sarkozy nói với Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư là những điều kiện tiên quyết sẽ làm cho các cuộc thương thuyết thất bại.

Tổng thống Pháp nói thêm là những nhà thương thuyết không nên nhìn vào những giải pháp “hoàn hảo” không không hề có, thay vào đó nên chọn “con đường thỏa hiệp”.