GENEVA —
Một Ủy ban Ðiều tra của Liên hiệp quốc nói bên ủng hộ lẫn bên chống chính phủ Syria có thể đã phạm tội ác chiến tranh. Trong phúc trình mới nhất, các nhà điều tra cảnh báo cuộc khủng hoảng tại Syria đang biến thành bạo động giáo phái với tính chất tàn bạo ngày càng tăng. từ Geneva thông tín viên Lisa Schlein có bài tường trình sau đây.
Phúc trình của Ủy ban Ðiều tra tố cáo các lực lượng của cả bên chống lẫn bên ủng hộ chính phủ Syria đang trở nên liều lĩnh và hung tợn hơn. Phúc trình nói rằng cuộc chiến đã trở thành bạo động giáo phái và đang thu hút nhiều thành phần tội ác và ngày càng có nhiều chiến binh nước ngoài tham gia.
Phúc trình tố cáo các lực lượng chính phủ và các nhóm vũ trang chống chính phủ đang tàn sát thường dân.
Phúc trình tố cáo chính phủ bắt bớ tùy tiện, giết người, tra tấn, và hãm hiếp - tất cả những hành động, nếu được chứng minh, có thể cấu thành tội ác chống nhân loại.
Mặc dù phúc trình tố cáo phía chính phủ có nhiều hành động bị lên án hơn, các nhà điều tra cũng cáo buộc các nhóm nổi dậy đã có những hành động giết người, tra tấn, bắt bớ bừa bãi và bắt giữ con tin - những hành vi cũng có thể cấu thành tội ác nếu được chứng minh.
Chính phủ Syria lẫn các nhóm nổi dậy không bình luận về phúc trình được phổ biến hôm thứ Hai.
Một trong các ủy viên của Liên hiệp quốc, cựu công tố viên tội ác chiến tranh Carla del Ponte nói rằng các hành động tội ác chiến tranh đã dieãn ra quá lâu tại Syria.
Bà Del Ponte nói rằng đã đến lúc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc phải hành động để đưa những kẻ phạm tội ác ra trước công lý. Cho đến nay Hội đồng Bảo an đang bị chia rẽ nghiêm trọng giữa một bên là các nước phương Tây, và một bên là hành động ngăn cản của Nga và Trung Quốc.
Bà Del Ponte nói: "Sau hai năm bạo động, thật không thể tin nổi là Hội đồng Bảo an không có một hành động nào. Công lý phải được thực thi cấp thiết vì tộc ác vẫn đang tiếp diễn tại Syria và con số nạn nhân đang tăng lên từng ngày. Công lý phải được thực thi."
Ủy ban điều tra được Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc thành lập năm 2011.
Bốn nhà điều tra không được phép vào Syria. Họ thu thập thông tin cho phúc trình 131 trang từ lời khai của gần 450 người.
Bà Del Ponter nói một số những cáo buộc kinh hoàng nhất liên quan đến trẻ em.
Bà Del Ponter nói: "Trẻ em bị sử dụng để làm những việc như đưa tin trong lúc chiến tranh và tất nhiên các em gặp phải những rủi ro lớn và nhiều em đã bị thương. Và chúng tôi cũng có thông tin về một số tội ác chống lại trẻ em, như hãm hiếp và bạo động tình dục."
Ủy ban có một danh sách được giữ kín gồm tên tuổi của các nhà chính trị và quân sự cao cấp và các tổ chức bị tình nghi phải chịu trách nhiệm về những tội ác.
Ủy ban sẽ nộp danh sách này cho Cao Ủy trưởng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng tới. Một tòa án sẽ chính thức tiến hành điều tra và có thể dẫn đến việc khởi tố.
Liên hiệp quốc ước tính khoảng 70.000 người đã thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào tháng 3 năm 2011 và bùng ra thành chiến tranh.
Phúc trình của Ủy ban Ðiều tra tố cáo các lực lượng của cả bên chống lẫn bên ủng hộ chính phủ Syria đang trở nên liều lĩnh và hung tợn hơn. Phúc trình nói rằng cuộc chiến đã trở thành bạo động giáo phái và đang thu hút nhiều thành phần tội ác và ngày càng có nhiều chiến binh nước ngoài tham gia.
Phúc trình tố cáo các lực lượng chính phủ và các nhóm vũ trang chống chính phủ đang tàn sát thường dân.
Phúc trình tố cáo chính phủ bắt bớ tùy tiện, giết người, tra tấn, và hãm hiếp - tất cả những hành động, nếu được chứng minh, có thể cấu thành tội ác chống nhân loại.
Mặc dù phúc trình tố cáo phía chính phủ có nhiều hành động bị lên án hơn, các nhà điều tra cũng cáo buộc các nhóm nổi dậy đã có những hành động giết người, tra tấn, bắt bớ bừa bãi và bắt giữ con tin - những hành vi cũng có thể cấu thành tội ác nếu được chứng minh.
Chính phủ Syria lẫn các nhóm nổi dậy không bình luận về phúc trình được phổ biến hôm thứ Hai.
Một trong các ủy viên của Liên hiệp quốc, cựu công tố viên tội ác chiến tranh Carla del Ponte nói rằng các hành động tội ác chiến tranh đã dieãn ra quá lâu tại Syria.
Bà Del Ponte nói rằng đã đến lúc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc phải hành động để đưa những kẻ phạm tội ác ra trước công lý. Cho đến nay Hội đồng Bảo an đang bị chia rẽ nghiêm trọng giữa một bên là các nước phương Tây, và một bên là hành động ngăn cản của Nga và Trung Quốc.
Bà Del Ponte nói: "Sau hai năm bạo động, thật không thể tin nổi là Hội đồng Bảo an không có một hành động nào. Công lý phải được thực thi cấp thiết vì tộc ác vẫn đang tiếp diễn tại Syria và con số nạn nhân đang tăng lên từng ngày. Công lý phải được thực thi."
Ủy ban điều tra được Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc thành lập năm 2011.
Bốn nhà điều tra không được phép vào Syria. Họ thu thập thông tin cho phúc trình 131 trang từ lời khai của gần 450 người.
Bà Del Ponter nói một số những cáo buộc kinh hoàng nhất liên quan đến trẻ em.
Ủy ban có một danh sách được giữ kín gồm tên tuổi của các nhà chính trị và quân sự cao cấp và các tổ chức bị tình nghi phải chịu trách nhiệm về những tội ác.
Ủy ban sẽ nộp danh sách này cho Cao Ủy trưởng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng tới. Một tòa án sẽ chính thức tiến hành điều tra và có thể dẫn đến việc khởi tố.
Liên hiệp quốc ước tính khoảng 70.000 người đã thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào tháng 3 năm 2011 và bùng ra thành chiến tranh.