Tưởng nhớ nhà thơ Thanh Tâm Tuyền

  • Nguyễn Trụ

President Barack Obama waves after his speech at the Democratic National Convention in Charlotte, North Carolina, September 6, 2012.

Nguyễn Quốc Trụ, Sinh 16 tháng Tám, 1937, Kinh Môn, Hải Dương [Bắc Việt], Quê Sơn Tây [Bắc Việt], Vào Nam 1954, Học Nguyễn Trãi [Hà-nội], Chu Văn An, Văn Khoa [Sài-gòn], Trước 1975, công chức Bưu Điện [Sài-gòn], Tái định cư,1994, Canada

Đã xuất bản: Những ngày ở Sài-gòn; Tập Truyện [1970, Sài Gòn, nhà xb Đêm Trắng; Huỳnh Phan Anh chủ trương]; Lần cuối, Sài-gòn; Thơ, Truyện, Tạp luận; [Văn Mới, Cali. 1998]; Nơi Người Chết Mỉm Cười; Tạp Ghi [Văn Mới, 1999]; Nơi dòng sông chảy về phiá Nam; [Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]; Viết chung với Thảo Trần; Chân Dung Văn Học; [Văn Mới, 2005]; Hiện phụ trách trang Tin Văn: http://www.tanvien.net/

Ngày 22 tháng 3 năm nay, 2010, là đúng 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta. Trong những nhận xét về thơ của ông, có của Quỳnh Giao, theo người viết, thật độc đáo:

“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.”

Và, nhận xét của D.M. Thomas, trong cuốn tiểu sử nhà văn Solzhenitsyn, ["Alexander Solzhenitsyn: A Century in his Life" By D. M. Thomas, St. Martin's Press], về sự ra đi của nhà thơ Pasternak, có thể áp dụng vào trường hợp nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nếu chúng ta nhớ lại, tình cảm sửng sốt, bàng hoàng của đồng bào hải ngoại, khi được tin ông mất:

“Nỗi đau của dân Nga khi nhà thơ Pasternak qua đời vào năm 1960 đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Xô Viết.”
The explosion of grief and celebration at Pasternak's funeral in 1960 marked a turning point in Soviet history.

*

Nhân dịp tưởng nhớ nhà thơ năm nay, chúng ta tìm hỏi ý nghĩa của sự chọn lựa, “Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn”, của ông, sau khi ra khỏi trại tù.

Liệu đây có nghĩa là, từ chối viết? (1)

Như rất nhiều tác giả khác, cũng như ông, thí dụ như một Melville, nhà văn nổi tiếng Mỹ, qua nhân vật nổi tiếng của ông, Bartleby, với câu nói nổi tiếng: I would prefer not to: Tôi chọn đừng.

Báo Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Văn chương và những trại tù [La literature et les camps], trong bài viết mở đầu, Thư gửi độc giả, Lettre aux lecteur, dưới nhan đề Hội chứng Bartleby, Jean-Louis Hue viết:

Nghĩ đến chuyện từ bỏ viết, Melville tưởng tượng ra nhân vật Bartleby, thách đố câm lặng và hư vô, đã chọn lựa một giải pháp là tự nhốt mình trong văn phòng, vắng mặt trước những kẻ khác, và trước chính mình. “Tôi chọn lựa đừng” [I would prefer not to, khi được dịch sang tiếng Pháp, là, “Je préférais ne pas le faire”, và mới nhất, “Je préférais pas”].

Trong số những nhà văn “Tôi chọn lựa đừng” này, có, kể sơ sơ, Rimbaud, Robert Walser, J.D. Salinger… và nhà thơ Celan, sống sót Lò Thiêu, sau tự sát.

Liệu thái độ “Tôi chọn lựa đừng” này, là cũng của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, sau trại tù cải tạo?

(1)

Après ma libération, sur le chemin du retour, la première chose que j'ai faite, a été de me replier et écrire mes poèmes mémorisés tout au long de ma détention.
Je suis un survivant, mais je ne veux plus être écrivain, comme je l'ai pourtant souhaité depuis toujours.
J'ai écrit dans ma mémoire au camp: «II faut que j'arrive à écrire comme si rien ne s'était passe, comme si rien n'était modifié.»
Et maintenant je me dis: «Quand serai-je capable d'une telle chose?» Pour re-écrire.

THANH TAM TUYEN
La poésie entre la guerre et le camp
Thơ giữa chiến tranh và trại tù
Propos recueillis et traduits par Le Huu Khoa

Khi ra khỏi trại tù, trên đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu giữ trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy.

Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.

Tôi đã từng lưu vào trí nhớ, khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."

Và bây giờ tôi tự hỏi: "Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Để lại viết?”

Thanh Tâm Tuyền

*

La poésie entre la guerre et le camp
Thơ giữa chiến tranh và trại tù

Văn chương và những trại tù
La litérature et les camps

Trại Cải Tạo vs Lò Thiêu
Hai cái tít nói lên tất cả! [NQT]